Giết người bằng thuốc thư – chuyện hoang đường ở các buôn làng Tây Nguyên đang “thức dậy”

Đặng Trung Kiên |

Muốn cả làng sợ mình, một số người đã tự nhận có “thuốc thư”, hoặc từng “thư chết” người này, người kia… Chỉ vì thói khoác lác, họ đã làm “con ma lai” – câu chuyện hoang đường ở các buôn làng Tây Nguyên vốn đã ngủ yên trong quá khứ đã “thức dậy”.

Hậu quả là mỗi khi có người chết, mọi tội lỗi đều trút lên người “có thuốc thư”. Không chỉ bị phạt vạ, mà nhiều gia đình người “có thuốc thư” đã chết thảm trước lòng thù hận của dân làng…

Oan tình “thuốc thư”

Cứ ngỡ chuyện về “thuốc thư” đã lùi xa vào dĩ vãng, nhưng gần đây nó bỗng trỗi dậy, liên tiếp gây thảm họa trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Không biết chính xác từ lúc nào, vợ chồng Kpă Phu - Nay H’Yêir luôn bị người dân trong buôn Djret (xã Chư Ngọc, huyện Krông Pa, Gia Lai) nghi kỵ có “thuốc thư” hại người.

Một lần do xích mích, Phu cầm dao chém vào cầu thang nhà bà H’Diệu. Chém cầu thang là phạm tội lớn, do vậy Kpă Phu bị dân làng phạt vạ 1 con heo và mấy ghè rượu. Phu hứa không tái phạm. Đến ngày 21.8, anh Kpă Vaih – con rể bà H’Diệu – chết vì bệnh ung thư gan. Sẵn mâu thuẫn từ trước, nhiều người dân trong buôn Djret đều cho rằng chính vợ chồng Kpă Phu bỏ “thuốc thư” giết hại anh Vaih.

Vẫn biết đó là chuyện hoang đường, nhưng trước sức ép của dân làng, vợ chồng ông Phu đành chấp nhận nộp phạt tiếp 1 con bò, đồng thời phải bỏ tiền lo mai táng, làm nhà mồ cho anh Vaih. 

Ngôi nhà sàn của ông Kpă Phu - nơi vợ con ông Phu suýt bị Cheo giết chết.  
Sự việc không dừng lại ở đó. Sau khi chôn cất anh Vaih xong, tối 28.8 vừa qua, vợ chồng ông Phu lại đến nhà chị Ksor H’Điên - vợ anh Vaih - để uống rượu làm nhà mả cho anh Vaih. Có 25 người cùng nhau ăn uống, rồi ý nghĩ “thằng Kpă Phu có thuốc thư” luẩn quẩn trong đầu một số người, nhất là Ksor Cheo (48 tuổi). 

Cheo nghĩ mình không giết nó, sớm muộn nó cũng thư chết mình và còn nhiều người nữa, chi bằng giết cả nhà nó trước để trừ họa. Nhưng cả nhà nó đông người lắm, phải tách ra thì mới giết được hết mà không bị lộ.

Nghĩ là làm, Ksor Cheo lấy xe máy chở bà H’Yêir (vợ ông Phu) về nhà trước, rồi quay lại nhà Ksor H’Điên mời một số người, trong đó có Kpă Phu về nhà mình uống rượu.

Uống tại nhà được nửa lít rượu, Cheo lại rủ mọi người ra cầu Tòa Lóa trên quốc lộ 25 để “nhậu cho mát”. Tại đây, Cheo bảo ông Kpă Phu và Nay Loang (24 tuổi) đi bẻ củi, đốt lửa để Cheo đi mua rượu và bắt gà về nướng nhậu.

Nhưng ông ta không đi bắt gà, mua rượu mà chạy xe về nhà Kpă Phu. Thấy bà H’Yêir và con trai là cháu Nay Điêng (9 tuổi) đang ngủ phía gần cửa, Cheo cầm cục gạch đánh liên tiếp vào đầu với ý định giết chết cả hai mẹ con. Khi con rể bà H’Yêir nghe động, dậy bật đèn sáng thì Cheo mới lao xuống sân, lên xe máy bỏ chạy.

Cháu Nay Điêng phải khâu 7 mũi do bị Cheo dùng gạch đánh.

Tại BVĐK huyện Krông Pa, bà H’Yêir được chẩn đoán bị chấn thương vùng đầu, cháu Nay Điêng phải khâu 7 mũi trên đỉnh đầu. Sáng hôm sau, không thấy ông Kpă Phu về, gia đình tổ chức tìm kiếm và phát hiện thi thể ông Phu nổi lềnh bềnh trên mặt sông Ba.

Tại cơ quan công an, Cheo khai nhận: Sau khi dùng gạch đánh vào đầu bà H’Yêir và cháu Nay Điêng, Cheo quay lại cầu Tòa Lóa, thấy ông Kpă Phu và Nay Loang đang ngồi bên đống lửa chờ mình nên Cheo nhặt cục đá đánh nhiều nhát vào ông Phu, khiến nạn nhân chết tại chỗ.

Sau đó Cheo bảo Nay Loang giúp một tay, khiêng xác ông Phu lên xe máy, chở ra ném xuống sông Ba. Điều đáng nói là khi công an về điều tra, nhiều người dân buôn Djret lại tránh tiếp xúc, hoặc giữ im lặng một cách đáng ngờ.

Công an tỉnh Gia Lai, chính quyền huyện Krông Pa phải lập một tổ công tác đặc biệt, xuống buôn tuyên truyền, khẳng định “thuốc thư” là chuyện hoang đường, kêu gọi người dân tố giác tội phạm.

 Bà H’Yêir kể lại sự việc.

Ngày 29.8, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Gia Lai đã bắt tạm giam Ksor Cheo về hành vi giết người, Nay Loang cũng bị bắt về tội không tố giác tội phạm. Trước đó, đêm 13.11.2014, gia đình A Yưm – làng Bồ 2, xã Ia Yok, huyện Ia Grai, Gia Lai – cũng bị hàng chục người làng truy sát. A Yưm bị chém chết, vợ anh là chị Rơ Châm Nưnh không dám ở lại làng mình mà phải ôm con gái trốn biệt sang nhà chồng ở tỉnh Kon Tum.

Mặc dù cơ quan điều tra đã khởi tố 4 thanh niên gây ra sự việc trên, nhưng vì quá giận dữ, gia đình A Yưm ở xã Ia Chim, TP Kon Tum kéo hàng trăm người đến làng Bồ 2 để “nói chuyện”. Trước sự việc trên, chính quyền địa phương phải vận động hai bên bình tĩnh, để cho 2 già làng đàm phán.

Theo kết quả thương thuyết của 2 già làng, 186 hộ dân làng Bồ 2 sẽ góp mỗi nhà 1 triệu đồng cho gia đình 4 thanh niên đã đánh chết A Yưm mượn để bồi thường cho gia đình A Yưm. Còn 4 thanh niên này thì hai bên đồng ý để cho các cơ quan chức năng xử lý theo pháp luật.

Chết vì… cái miệng

Không phải ngẫu nhiên mà các nạn nhân này và gia đình của họ bị dân làng nghi có “thuốc thư”. Vài năm gần đây, trong làng Bồ 2 liên tiếp xuất hiện những cái chết “bất thường” của người trẻ.

Bí thư Đoàn thôn Rơ Châm Hí bị bệnh viện trả về do “bụng phình to quá”, mà sau khi chết thì “bụng lại xẹp xuống” mới lạ – Hí bị ung thư gan giai đoạn cuối. Tiếp đến là 2 thanh niên khác, rồi đến lượt A Lai chết vì “có con ma làm bụng nó to lên” - bệnh của A Lai là xơ gan cổ trướng. 

Trong khi đó, A Yưm hễ rượu vào là khoác lác: “Đứa nào dám đụng tao, coi chừng tao thư chết”. Sau cái chết của A Lai, Yưm càng “nổ”: “Mấy đứa đó là tao thư chết, tụi bay cũng coi chừng đó”.

 Khu nhà mồ làng Bồ 2, nơi A Yưm bị nhóm trai làng chém chết vì nghi có thuốc thư.

Cả làng sợ hãi, mất ăn mất ngủ nhưng không ai dám đụng đến A Yưm vì sợ bị “thư chết”. Họ bí mật đi xem bói, ông thầy mo ở tỉnh Kon Tum bảo A Lai chết là do A Yưm bỏ thuốc thư, hiện con ma thuốc thư vẫn còn trong mộ A Lai dưới dạng con sâu độc.

Dân làng phải thay nhau canh mộ A Lai cho đủ 3 tháng 10 ngày, không cho chủ ma đến lấy con sâu về tiếp tục hại người khác. Dân làng Bồ 2 đã làm đúng như vậy… 

Một buổi tối sau khi A Lai qua đời khoảng một tháng, đám thanh niên vẫn đốt lửa, uống rượu bên nhà mồ để canh. Ở cách khu nhà mồ chỉ 100m, A Yưm nghe được mùi rượu, bụng cồn cào thèm khát nên lò dò lại gần kiếm rượu uống. Việc xuất hiện của A Yưm khiến đám thanh niên nhớ lại lời thầy mo, đúng là Yưm đến thu con sâu độc về.

Để bảo vệ dân làng, 4 học sinh lớp 8 đang canh mộ A Lai là Rơ Châm Ưim, Rơ Châm Khoah, Rơ Châm Thúy, Rơ Châm Sơn dùng rựa, gậy sắt lao ra giết A Yưm chết tại chỗ. Tiếp đó, hàng chục thanh niên đốt đuốc kéo về nhà A Yưm, vừa đi vừa hô “đánh chết vợ con ma lai đi, cả con gái nó nữa”.

Trước khi họ phá được cửa chính, chị Rơ Châm Nưnh đã ôm con trốn ra ngoài bằng cửa sau. Sau khi giết được “con ma lai”, hàng trăm người dân làng Bồ 2 đã vui mừng nhảy múa, những cậu học sinh vừa giết người kia được dân làng xem như những anh hùng.

Chuyện mới xảy ra ở buôn Djret cũng bắt đầu từ chính các nạn nhân. Một buổi tối giữa tháng 3.2015, khi nhiều người trong buôn chuẩn bị đi ngủ, bà Nay H’Yêir bỗng “ngứa miệng” nói như phán: “Đến tháng 7 hoặc tháng 8.2015 này, dân làng mình không đi làm cỏ mì, mà đến nhà Kpă Vaih có việc”.

Có lẽ do mâu thuẫn với mẹ vợ anh Vaih, bà Nay H’Yêir chỉ nói cho đỡ tức, không ngờ anh Vaih chết thật. Đã bị làng phạt vạ vì “có thuốc thư”, song vợ chồng Kpăh Phu – Nay H’Yêir vẫn chứng nào tật nấy.

Trong khi uống rượu làm nhà mồ cho anh Vaih, ông Phu cầm ly rượu đến mời Ksor Cheo, nghĩ ông Phu “có thuốc thư” nên Cheo cầm ly rượu hất xuống đất. Bị Cheo xem thường trước mặt nhiều người, ông Phu tức giận nói: “Mày coi chừng sẽ chết đó”. Nghe vậy Cheo hỏi: “Anh đánh em à?”. Ông Phu trả lời: “Tao không đánh mày, nhưng mày sẽ chết!”.

Trong cái đầu đang mê muội của Cheo, đúng là ông Phu có thuốc thư rồi, phải “giết chết cả nhà Phu để trừ họa cho làng thôi”. Ngay trong đêm đó, ông Phu bị sát hại, vợ con ông cũng suýt mất mạng dưới bàn tay của Ksor Cheo.

Với người dân Tây Nguyên, “thuốc thư” là nỗi ám ảnh rùng rợn nhất, người bị cho là có “thuốc thư” sẽ bị dân làng thù hận, xa lánh, bị đổ hết mọi tội lỗi khi trong làng có người chết. Họ và gia đình còn phải bồi thường chi phí ma chay, làm nhà mồ…, thậm chí bị trục xuất ra khỏi làng…

Thật đáng tiếc là sau nhiều năm lắng xuống, câu chuyện “thuốc thư” bỗng trở lại, chỉ vì thói khoác lác của một số người.

 

Đặng Trung Kiên
TIN LIÊN QUAN

Bi kịch nhà nghèo đậu đại học

LỤC TÙNG |

Nhìn chị Nguyễn Thị Tươi rớt nước mắt kể những đêm mất ngủ vì không biết đào đâu ra tiền cho con nhập học Trường ĐH Y - Dược Cần Thơ, tôi bỗng nhớ đến cái chết bế tắc vì không vay được 4 triệu đồng đóng học phí cho con của chị Nguyễn Thị Mỹ Nhân cách đây chưa đầy 2 năm ở Cà Mau.

Cô tiên giữa thế giới người điên

Quang Đại |

Đã hai năm nay, Lan Đàm là vị “khách” đặc biệt thường xuyên của Trung tâm Bảo trợ xã hội Nghệ An, nơi có hàng trăm bệnh nhân tâm thần nặng được đưa về nuôi dưỡng. Nhiều người gọi chị là “Cô tiên giữa thế giới người điên”.

Thất học vì… không tìm được trường

Lê Tuyêt - Trung Thành |

Tại Bình Dương, với những đứa trẻ là con của những người lao động nhập cư, để tìm đến trường, là cả một chặng đường nhiều “chướng ngại vật” mà rất nhiều bố mẹ đã không vượt qua được, không tìm được trường cho con. Kết quả là con cái phải nghỉ học.

Chuyện khó tin đầu năm học mới: Hàng ngàn học sinh phải học ca ba ngay giữa thành phố lớn

Lê Tuyết |

Dồn lớp, học ca ba… là chuyện ngỡ chỉ có ở các địa phương miền núi, vùng sâu vùng xa còn khó khăn về cơ sở vật chất. Vậy nên chúng tôi đã không tin vào mắt mình khi chứng kiến những lớp học ca ba với gần 6000 học sinh ngay tại trung tâm của một thành phố lớn là Biên Hòa của tỉnh Đồng Nai

Nhật Bản thay lãnh đạo, mở thời mới

Ngạc Ngư |

Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản (LDP) cầm quyền đã chọn lựa ông Shigeru Ishiba, 67 tuổi, làm chủ tịch mới của đảng, kế nhiệm ông Fumio Kishida.

Bão số 5 Krathon mạnh lên thành siêu bão, đi vào Biển Đông

Ngọc Vân |

Sáng sớm 1.10, bão Krathon (Julian ở Philippines) mạnh lên thành siêu bão, đi vào khu vực Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 5 trong năm 2024.

Bóng chuyền nữ Việt Nam và bài toán về sự đầu tư

HOÀI VIỆT |

Bóng chuyền nữ Việt Nam tiếp tục ghi dấu ấn tại đấu trường châu Á. Từ những giải đấu quốc tế, chúng ta mới hiểu sự cần thiết về đầu tư trong bóng chuyền.

Văn hóa, bối cảnh vùng cao mang đến làn gió mới cho phim Việt

Huyền Chi |

Bối cảnh bản địa, khai thác văn hóa vùng miền thổi một làn gió mới cho phim truyền hình Việt vốn quen thuộc với những câu chuyện hiện đại, gần gũi khán giả đại chúng.

Bi kịch nhà nghèo đậu đại học

LỤC TÙNG |

Nhìn chị Nguyễn Thị Tươi rớt nước mắt kể những đêm mất ngủ vì không biết đào đâu ra tiền cho con nhập học Trường ĐH Y - Dược Cần Thơ, tôi bỗng nhớ đến cái chết bế tắc vì không vay được 4 triệu đồng đóng học phí cho con của chị Nguyễn Thị Mỹ Nhân cách đây chưa đầy 2 năm ở Cà Mau.

Cô tiên giữa thế giới người điên

Quang Đại |

Đã hai năm nay, Lan Đàm là vị “khách” đặc biệt thường xuyên của Trung tâm Bảo trợ xã hội Nghệ An, nơi có hàng trăm bệnh nhân tâm thần nặng được đưa về nuôi dưỡng. Nhiều người gọi chị là “Cô tiên giữa thế giới người điên”.

Thất học vì… không tìm được trường

Lê Tuyêt - Trung Thành |

Tại Bình Dương, với những đứa trẻ là con của những người lao động nhập cư, để tìm đến trường, là cả một chặng đường nhiều “chướng ngại vật” mà rất nhiều bố mẹ đã không vượt qua được, không tìm được trường cho con. Kết quả là con cái phải nghỉ học.

Chuyện khó tin đầu năm học mới: Hàng ngàn học sinh phải học ca ba ngay giữa thành phố lớn

Lê Tuyết |

Dồn lớp, học ca ba… là chuyện ngỡ chỉ có ở các địa phương miền núi, vùng sâu vùng xa còn khó khăn về cơ sở vật chất. Vậy nên chúng tôi đã không tin vào mắt mình khi chứng kiến những lớp học ca ba với gần 6000 học sinh ngay tại trung tâm của một thành phố lớn là Biên Hòa của tỉnh Đồng Nai