Huyện Mê Linh trước thông tin quy hoạch vùng lên thành phố

Tùng Giang - Phạm Đông |

Trong giai đoạn 5 năm tới, thành phố Hà Nội dự kiến đề xuất chủ trương và xây dựng quy hoạch vùng 3 huyện, trong đó có Mê Linh lên thành phố.

 
Vừa qua, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 của thành phố Hà Nội. Theo tờ trình của UBND thành phố Hà Nội, trong lĩnh vực quy hoạch, đô thị, UBND thành phố Hà Nội sẽ xây dựng, trình phê duyệt quy hoạch thành phố Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đáng chú ý, giai đoạn 5 năm tới, Hà Nội dự kiến đề xuất chủ trương và xây dựng quy hoạch vùng huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh lên thành phố. (Ảnh chụp Trung tâm hành chính huyện Mê Linh)
 
Theo ghi nhận của Lao Động tại huyện Mê Linh (Hà Nội), khu trung tâm hành chính của huyện năm trên địa bàn xã Đại Thịnh được quy hoạch tập trung gồm đầy đủ các trụ sở ban ngành: Huyện ủy, UBND huyện, Công an huyện, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện...
Để hiện thực hóa mục tiêu trở thành đô thị dịch vụ phát triển ở phía Bắc Thủ đô, huyện Mê Linh đang tập trung chỉ đạo triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tạo nguồn thu, đầu tư nâng cấp kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.
 
Huyện Mê Linh là địa danh gắn với tên tuổi của Hai Bà Trưng, nằm giáp sân bay quốc tế Nội Bài, cách trung tâm thành phố 29 km, giáp huyện Đông Anh và huyện Sóc Sơn. Huyện có 18 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 2 thị trấn Chi Đông, Quang Minh và 16 xã: Chu Phan, Đại Thịnh (huyện lỵ), Hoàng Kim, Kim Hoa, Liên Mạc, Mê Linh, Tam Đồng, Thạch Đà, Thanh Lâm, Tiền Phong, Tiến Thắng, Tiến Thịnh, Tráng Việt, Tự Lập, Vạn Yên, Văn Khê.
 
Hiện nay, trên địa bàn huyện Mê Linh đã và đang hình thành một số khu đô thị mới như khu đô thị Quang Minh, khu đô thị Hud Mê Linh Central - Thanh Lâm - Đại Thịnh, khu đô thị Tiền Phong…
Về đơn vị hành chính muốn trở thành thành phố thuộc cấp tỉnh phải có quy mô dân số 150.000 người trở lên; diện tích tự nhiên 150 km2 trở lên; có 10 xã trực thuộc trở lên; đã được công nhận đô thị loại 1, 2 hoặc 3; đạt quy định về cơ cấu, trình độ phát triển kinh tế - xã hội.
 
Hiện tại, huyện Mê Linh cơ bản đáp ứng tiêu chí về diện tích, dân số và số đơn vị hành chính trực thuộc khi có diện tích hơn 140 km, dân số khoảng 230.000 người, 2 thị trấn và 16 xã.
 
Trước thông tin Hà Nội có kế hoạch đưa huyện Mê Linh lên thành phố, nhiều người dân sinh sống tại huyện bày tỏ mong muốn sẽ sớm được hưởng thụ cuộc sống ở một đô thị kiểu mới, thế hệ con cháu được học tập trong một môi trường hiện đại thuận lợi, tiếp cận nhiều hơn với công nghệ.
 
"Cuộc sống của nông dân chúng tôi ngày ngày chỉ làm bạn với ruộng đồng, chẳng dám mơ ước xa xôi. Nhưng ai cũng hi vọng quê hương được phát triển hiện đại hơn, hệ thống hạ tầng được thành phố quan tâm đầu tư hơn. Nếu Mê Linh được lên thành phố, chắc chắn con em chúng tôi sau này sẽ được hưởng lợi nhiều từ kế hoạch phát triển này, chất lượng cuộc sống cũng sẽ theo đó mà nâng lên", ông Đào Việt Trung (xã Tráng Việt) chia sẻ.
 
Cũng liên quan đến nội dung này, trao đổi với Lao Động, lãnh đạo huyện Mê Linh cho biết, việc đề xuất chủ trương và xây dựng quy hoạch vùng 3 huyện (trong đó có Mê Linh) lên thành phố là thuộc thẩm quyền của thành phố Hà Nội, bao gồm cả các cơ quan chuyên môn, sở ban ngành của thành phố tham mưu vấn đề này. Theo thông tin của UBND huyện Mê Linh, năm 2021 là năm đầu tiên huyện thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020-2025, đặc biệt là Nghị quyệt Đại hội XI Đảng bộ huyện. Tổng giá trị sản xuất một số ngành chủ yếu 9 tháng đầu năm ước đạt 22.318 tỉ đồng, đạt 73,46% kế hoạch, tăng 7,6% so vùng kỳ; cơ cấu ngành công nghiệp – xây dựng; dịch vụ, nông nghiệp tương ứng là: 87,2%; 4,5%; 8,3%.
 
 
Cùng với đó, huyện Mê Linh tập trung hoàn thành các tiêu chí huyện nông thôn mới; phấn đấu huyện được công nhận nông thôn mới năm 2021.
 
Tăng cường công tác quản lý quy hoạch; triển khai thực hiện lập Quy hoạch xây dựng vùng huyện đảm bảo tiến độ theo chỉ đạo của Thành phố; siết chặt quản lý đất đai, trật tự xây dựng.
 
Ngay sau khi Hà Nội có kế hoạch trong 5 năm tới đưa huyện Mê Linh lên thành phố, thị trường bất động sản tại địa phương này đang nóng lên từng ngày. Bên cạnh đó, theo quan sát của phóng viên, thông tin sốt đất tại một số khu vực ở Mê Linh cụ thể như: xã Đại Thịnh, xã Tiền Phong, Tráng Việt... cũng đã xuất hiện khi nhan nhản các tấm biển quảng cáo, pano được treo dán tại nhiều ngã tư, cột điện, thậm chí là trước cổng nhà dân.
Tùng Giang - Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Cầu Chương Dương xuống cấp ra sao khiến Hà Nội dừng dự án lắp tấm chống ồn?

Tùng Giang |

Sau 30 năm đưa vào hoạt động, cầu Chương Dương (Hà Nội) đã xuất hiện nhiều hạng mục xuống cấp, gây tâm lý lo lắng cho người tham gia giao thông khi đi qua cầu.

Đưa 3 huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh lên thành phố dựa trên tiêu chí nào?

Phạm Đông |

Liên quan tới chủ trương Hà Nội đưa 3 huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh lên thành phố, TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm cho rằng đề xuất này không quá xa vời. Tuy nhiên, quá trình này cần rà soát lại các tiêu chí như đã quy định về quy mô dân số, diện tích tự nhiên, số đơn vị hàng chính...

Bên trong công trường thi công hầm chui 700 tỉ ở Hà Nội

Nhật Huy - Tùng Giang |

Là công trình trọng điểm được thi công trong thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị 17 của UBND Hà Nội, dự án hầm chui Lê Văn Lương với 3 mũi thi công gồm hơn 30 cán bộ, kỹ sư, công nhân đang gấp rút, đẩy nhanh tốc độ dự án.

Xét xử 6 bị cáo vụ cháy karaoke An Phú khiến 32 người chết

ĐÌNH TRỌNG |

Ngày 24.10, TAND tỉnh Bình Dương đã mở phiên tòa sơ thẩm vụ án sai phạm để xảy ra cháy karaoke An Phú khiến 32 người chết.

Trạm bơm tiền tỉ, chưa nghiệm thu đã thanh toán tiền rồi bỏ hoang hơn 4 năm

PHÚC ĐẠT |

Công trình trạm bơm trị giá 1,5 tỉ đồng ở xã Hương Phong (TP Huế) bị bỏ hoang hơn 4 năm nay, điều đáng nói, khi công trình chưa thể hoạt động, chưa nghiệm thu, chủ đầu tư là UBND xã Hương Phong đã đem tiền đi thanh toán cho đơn vị thi công.

Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là nguyện vọng của nhân dân

VƯƠNG TRẦN thực hiện |

Bài viết “Phát huy tính đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của Tổng Bí thư Tô Lâm đang nhận được nhiều sự quan tâm và đồng tình của dư luận. Lao Động có cuộc trao đổi cùng PGS.TS Vũ Văn Phúc - Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương - về các nội dung liên quan tới bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Người dân sống thấp thỏm sau vụ vỡ đập bùn thải ở Bắc Kạn

Ngọc Minh |

Vụ vỡ đập bùn thải chứa kẽm chì ở huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn) để lại hậu quả nặng nề về môi trường, khiến cuộc sống của người dân địa phương bị đảo lộn.

Bản tin công đoàn: Tuổi nghỉ hưu năm 2025 của người lao động

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn có những nội dung: Tuổi nghỉ hưu năm 2025 của người lao động; Trên 66.500 lao động nghỉ việc, nhảy việc ở Bình Dương...

Cầu Chương Dương xuống cấp ra sao khiến Hà Nội dừng dự án lắp tấm chống ồn?

Tùng Giang |

Sau 30 năm đưa vào hoạt động, cầu Chương Dương (Hà Nội) đã xuất hiện nhiều hạng mục xuống cấp, gây tâm lý lo lắng cho người tham gia giao thông khi đi qua cầu.

Đưa 3 huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh lên thành phố dựa trên tiêu chí nào?

Phạm Đông |

Liên quan tới chủ trương Hà Nội đưa 3 huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh lên thành phố, TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm cho rằng đề xuất này không quá xa vời. Tuy nhiên, quá trình này cần rà soát lại các tiêu chí như đã quy định về quy mô dân số, diện tích tự nhiên, số đơn vị hàng chính...

Bên trong công trường thi công hầm chui 700 tỉ ở Hà Nội

Nhật Huy - Tùng Giang |

Là công trình trọng điểm được thi công trong thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị 17 của UBND Hà Nội, dự án hầm chui Lê Văn Lương với 3 mũi thi công gồm hơn 30 cán bộ, kỹ sư, công nhân đang gấp rút, đẩy nhanh tốc độ dự án.