Rực rỡ sắc màu Lễ Kathina

PHƯƠNG ANH |

Lễ Kathina (còn gọi là lễ dâng y cà sa hay dâng bông) của đồng bào Khmer được tổ chức sau 3 tháng an cư kiết hạ (3 tháng các sư chuyên lo tu học). Lễ hội bắt đầu từ ngày 15.9 - 15.10 âm lịch hằng năm, nhằm cầu cho mưa thuận gió hòa; phum sóc, gia đình bình an và Phật tử thành kính dâng lên áo cà sa, các vật dụng đến chư tăng. Những ngày này, ở các chùa Khmer Sóc Trăng cũng nhộn nhịp sắc màu của lễ hội Kathina.

“Kathina” theo ngôn ngữ kinh điển của Phật giáo Nam Tông, dùng trong việc chép kinh cùng tụng niệm có nghĩa là sự vững bền, chặt chẽ. Lễ Dâng y của phật tử sẽ gieo nhiều phúc đức và người nhận y cà sa là các nhà sư sẽ viên mãn trong quá trình tu hành.
“Kathina” theo ngôn ngữ kinh điển của Phật giáo Nam Tông, dùng trong việc chép kinh cùng tụng niệm có nghĩa là sự vững bền, chặt chẽ. Lễ Dâng y của Phật tử sẽ gieo nhiều phúc đức và người nhận y cà sa là các nhà sư sẽ viên mãn trong quá trình tu hành.
Lễ dâng y Kathina là một lễ hội lớn của Phật giáo Nguyên thủy, vì vậy các nghi thức trong lễ cũng được tổ chức rất long trọng, trang nghiêm. Trong đó, có một số nghi lễ bắt buộc phải tuân thủ theo.
Lễ Dâng y Kathina là một lễ hội lớn của Phật giáo nguyên thủy, vì vậy các nghi thức trong lễ cũng được tổ chức rất long trọng, trang nghiêm. Trong đó, có một số nghi lễ bắt buộc phải tuân thủ theo.
Lễ dâng bông, dâng y cà sa của đồng bào Khmer thường diễn ra trong 2 ngày. Ngày đầu tiên diễn ra tại nhà, các sư sãi đọc kinh cầu nguyện để phum sóc an lành, cầu phúc cho mọi người gặp nhiều may mắn.
Lễ Kathina diễn ra trong 2 ngày, ngày đầu tiên diễn ra tại nhà, các sư sãi đọc kinh cầu nguyện để cầu phúc cho mọi người gặp nhiều may mắn.
Ngày thứ 2, các nhà sư và Phật tử diễu hành 3 vòng xung quanh chánh điện như minh chứng cho lòng thành của họ trước khi làm lễ dâng áo cà sa lên sư sãi.
Ngày thứ 2, các nhà sư và phật tử diễu hành 3 vòng xung quanh chánh điện như minh chứng cho lòng thành của họ trước khi làm lễ dâng áo cà sa lên sư sãi.
Để tăng thêm phần long trọng, nhiều gia đình còn kết hợp thêm các loại hình nghệ thuật truyền thống vào lễ rước như tổ chức hát, múa Rô băm, Dù kê…
Để tăng thêm phần long trọng, nhiều gia đình còn kết hợp thêm các loại hình nghệ thuật truyền thống vào lễ rước như tổ chức hát, múa Rô băm, Dù kê…
Thanh niên hóa thân thành hình tượng trong truyền thuyết như Chằn, khỉ Hanuman, góp phần tạo không khí vui tươi cho Lễ dâng y Kathina
Thanh niên hóa thân thành chằn, khỉ Hanuman,... góp phần tạo không khí vui tươi cho Lễ Dâng y Kathina.
Bà Đồng Thị Liên ở xã Phú Tân (huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng) cho biết: “Muốn tổ chức Lễ Dâng y gia đình bà đã lên kế hoạch và đăng ký với nhà chùa từ 1 năm trước. Theo bà, được tổ chức lễ Kathina là niềm tự hào và ước nguyện của lòng thành kính chư tăng, chùa chiền và với văn hóa dân tộc mình”.
Bà Đồng Thị Liên ở xã Phú Tân (huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng) cho biết: Muốn tổ chức Lễ Dâng y gia đình bà đã lên kế hoạch và đăng ký với nhà chùa từ 1 năm trước. Theo bà, được tổ chức lễ Kathina là niềm tự hào và ước nguyện của lòng thành kính chư tăng, chùa chiền và với văn hóa dân tộc mình.
Người dân đội đồ cúng dường trên đầu và rước những y phục dâng lên chùa.
Người dân đội đồ cúng dường trên đầu và rước những y phục dâng lên chùa.
Phật tử chuẩn bị những bó hoa đẹp để dâng lên chùa trong ngày Lễ Dâng y.
Phật tử chuẩn bị những bó hoa đẹp để dâng lên chùa trong ngày Lễ Dâng y.
Phật tử mặc những trang phục truyền thống Khmer tụ tập về chùa tham gia lễ hội.
Phật tử mặc những trang phục truyền thống Khmer tụ tập về chùa tham gia lễ hội.
Trong ngày Lễ Kathina, các Phật tử lên chùa dâng y phục và những vật dụng như áo cà sa, bình bát để sư khất thực, nhu yếu phẩm, tập viết… Đây là những vật phẩm để chư tăng dùng trong học tập và sinh hoạt hằng ngày, trong đó chiếc áo cà sa là lễ vật rất quan trọng không thể thiếu.
Trong ngày Lễ Kathina, các Phật tử lên chùa dâng y phục và những vật dụng như áo cà sa, bình bát để sư khất thực, nhu yếu phẩm, tập, viết… Đây là những vật phẩm để chư tăng dùng trong học tập và sinh hoạt hằng ngày, trong đó chiếc áo cà sa là lễ vật không thể thiếu.
Sau đó Lễ Dâng y Kathina được thực hiện trang nghiêm trong Chánh điện.
Sau đó Lễ Dâng y Kathina được thực hiện trang nghiêm trong Chánh điện.
Trong tâm niệm của tín đồ theo Phật giáo Nam Tông, cúng dường sẽ tạo nên nhiều duyên lành.
Trong tâm niệm của tín đồ theo Phật giáo Nam Tông, cúng dường sẽ tạo nên nhiều duyên lành.
Đồ vật cúng dường được Phật tử dâng lên, đặt tại chùa và không dâng trực tiếp cho nhà sư.
Đồ vật cúng dường được Phật tử đặt tại chùa và không dâng trực tiếp cho nhà sư.
Phật tử tập trung trong Chánh điện tri ân với những người xuất gia.
Phật tử tập trung trong Chánh điện tri ân với những người xuất gia.
Trụ trì chùa Bốn Mặt xã Phú Tân (huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng) cảm tạ phật tử trong ngày Lễ.
Trụ trì chùa Bốn Mặt xã Phú Tân (huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng) cảm tạ phật tử trong ngày Lễ.
Theo Thượng tọa Thạch Bonl - Trụ trì chùa Bốn Mặt xã Phú Tân (huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng) vào mùa Lễ Kathina, mỗi chùa sẽ chọn 1 ngày để tổ chức, trong ngày đó sẽ có 3-5 hộ tham gia rước lễ.
Theo Thượng tọa Thạch Bonl - Trụ trì chùa Bốn Mặt xã Phú Tân (huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng) vào mùa Lễ Kathina, mỗi chùa sẽ chọn 1 ngày để tổ chức, trong ngày đó sẽ có 3-5 hộ tham gia rước lễ.
“Đây là dịp các phật tử dâng lòng thành kính đến đức Phật, các vị chư tăng và quyên góp tu sửa nhà tăng, nhà hội, trường học, cầu đường,.. góp phần bảo tồn, tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, tăng cường sự đoàn kết giữa chư tăng, phật tử trong phum, sóc“. Thượng tọa Thạch Bonl cho biết thêm.
“Đây là dịp các Phật tử dâng lòng thành kính đến đức Phật, các vị chư tăng và quyên góp tu sửa nhà tăng, nhà hội, trường học, cầu đường,... góp phần bảo tồn, tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, tăng cường sự đoàn kết giữa chư tăng, phật tử trong phum, sóc“, Thượng tọa Thạch Bonl cho biết thêm.
Ngoài các nghi lễ truyền thống được thực hiện đầy đủ, các chương trình văn nghệ, trò chơi dân gian được các chùa tổ chức thu hút rất đông đồng bào phật tử và du khách đến tham gia.
Ngoài các nghi lễ truyền thống được thực hiện đầy đủ, các chương trình văn nghệ, trò chơi dân gian được các chùa tổ chức thu hút rất đông đồng bào Phật tử và du khách đến tham gia.
PHƯƠNG ANH
TIN LIÊN QUAN

Sôi động những khúc sông quê

PHƯƠNG ANH |

Lễ hội Oóc Om Bóc – Đua ghe ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2023 sẽ diễn ra từ 25-27.11. Đây không chỉ là hoạt động thể thao, thể hiện tính cộng đồng mà còn có ý nghĩa văn hóa, tâm linh đặc biệt đối với đồng bào Dân tộc Khmer. Để chuẩn bị tham gia Lễ hội, những ngày này các đội ghe đang sôi nổi tập luyện từ trên bờ đến dưới sông nhằm mang đến những màn so tài hấp dẫn.

Nhộn nhịp mùa cấy loại lúa sắp thu hoạch là đến Tết ở Sóc Trăng

PHƯƠNG ANH |

Bà con nông dân trồng lúa Tài Nguyên trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đang vào mùa cấy giặm. Mùa cấy ở đây vẫn còn giữ những nét đặc trưng của quá trình sản xuất lúa nước truyền thống.

Liên kết, đa dạng sản phẩm để vực dậy làng nghề trăm năm ở Sóc Trăng

Phương Anh |

Làng nghề đan đát Phú Tân, huyện Châu Thành (tỉnh Sóc Trăng) có khoảng trăm năm. Trước đây, bà con phải vận chuyển ra trung tâm thành phố Sóc Trăng hay đi bán dạo ở các địa phương lân cận nên đôi khi thu nhập bấp bênh. 2 năm trở lại đây, người làm nghề ai cũng phấn khởi, vui mừng vì sản phẩm được bao tiêu và còn được xuất khẩu.

Tin 20h: Yên Bái kiểm tra nhà hàng "chặt chém" đoàn từ thiện

Nhóm PV |

Tin 20h ngày 19.9: Bà Nguyễn Phương Hằng được ra tù vào hôm nay; Yên Bái kiểm tra nhà hàng bị tố chặt chém đoàn từ thiện...

Phía Miss Universe nói về thông tin Kỳ Duyên chưa tốt nghiệp

Huyền Chi |

Thông tin Hoa hậu Kỳ Duyên chưa tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại Thương gây xôn xao mạng xã hội.

Trực tiếp bóng chuyền U23 Thể Công Tân Cảng 2-1 U23 Ninh Bình: Set 4

Nhóm PV |

Trực tiếp chung kết giải bóng chuyền U23 quốc gia giữa U23 Thể Công Tân Cảng vs U23 Ninh Bình vào lúc 20h ngày 19.9.

Chậu hoa giấy trên phố đi bộ ở Đà Nẵng đồng loạt "nằm" tránh bão

Nguyễn Linh |

UBND quận Hải Châu, TP Đà Nẵng cho biết đã chủ động đặt nằm các chậu hoa giấy tại phố đi bộ Bạch Đằng để tránh thiệt hại bởi ảnh hưởng của cơn bão số 4.

Cháy lớn Hà Nội, khói lửa cuồn cuộn khiến người dân khiếp sợ

Hải Danh |

Một xưởng in rộng khoảng 400m2, kết cấu khung thép, mái tôn trên địa bàn quận Nam Từ Liêm (TP Hà Nội) bốc cháy dữ dội khiến người dân khiếp sợ.

Sôi động những khúc sông quê

PHƯƠNG ANH |

Lễ hội Oóc Om Bóc – Đua ghe ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2023 sẽ diễn ra từ 25-27.11. Đây không chỉ là hoạt động thể thao, thể hiện tính cộng đồng mà còn có ý nghĩa văn hóa, tâm linh đặc biệt đối với đồng bào Dân tộc Khmer. Để chuẩn bị tham gia Lễ hội, những ngày này các đội ghe đang sôi nổi tập luyện từ trên bờ đến dưới sông nhằm mang đến những màn so tài hấp dẫn.

Nhộn nhịp mùa cấy loại lúa sắp thu hoạch là đến Tết ở Sóc Trăng

PHƯƠNG ANH |

Bà con nông dân trồng lúa Tài Nguyên trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đang vào mùa cấy giặm. Mùa cấy ở đây vẫn còn giữ những nét đặc trưng của quá trình sản xuất lúa nước truyền thống.

Liên kết, đa dạng sản phẩm để vực dậy làng nghề trăm năm ở Sóc Trăng

Phương Anh |

Làng nghề đan đát Phú Tân, huyện Châu Thành (tỉnh Sóc Trăng) có khoảng trăm năm. Trước đây, bà con phải vận chuyển ra trung tâm thành phố Sóc Trăng hay đi bán dạo ở các địa phương lân cận nên đôi khi thu nhập bấp bênh. 2 năm trở lại đây, người làm nghề ai cũng phấn khởi, vui mừng vì sản phẩm được bao tiêu và còn được xuất khẩu.