Sạt lở nghiêm trọng "uy hiếp" nhà cửa, vườn tược của người dân

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN |

HUẾ - Nhiều khu vực ven sông Hương và sông Bạch Yến đoạn qua phường Hương Hồ (TP. Huế) xảy ra sạt lở nghiêm trọng sau mưa lũ. Người dân cho biết, tình trạng này diễn ra như cơm bữa, thấp thỏm lo sợ suốt nhiều năm nay.

Vừa qua, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, tỉnh Thừa Thiên Huế đã đón nhận những đợt mưa rất lớn trong các ngày 13, 17 và 18.10, khiến mực nước tại các sông như sông Hương, sông Bồ, sông Bạch Yến dâng cao.
Vừa qua, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, tỉnh Thừa Thiên Huế đã đón nhận những đợt mưa rất lớn trong các ngày 13, 17 và 18.10, khiến mực nước tại các sông như sông Hương, sông Bồ, sông Bạch Yến dâng cao.
Sau khi hết mưa, nước rút, nhiều khu vực dọc theo bờ 2 con sông là sông Hương và sông Bạch Yến đoạn qua phường Hương Hồ (TP. Huế) đã xảy ra những vụ sạt lở nghiêm trọng. Theo thống kê, trên địa bàn phường Hương Hồ có 8 địa điểm sạt lở, nằm dọc theo  bờ sông phạm vi 3km.
Sau khi hết mưa, nước rút, nhiều khu vực dọc theo bờ 2 con sông là sông Hương và sông Bạch Yến đoạn qua phường Hương Hồ (TP. Huế) đã xảy ra những vụ sạt lở nghiêm trọng. Theo thống kê, trên địa bàn phường Hương Hồ có 8 địa điểm sạt lở, nằm dọc theo bờ sông phạm vi 3km.
Hàng loạt biển báo nguy hiểm sạt lở đã được lắp đặt tại các địa điểm sạt lở.
Hàng loạt biển báo nguy hiểm sạt lở đã được lắp đặt tại các địa điểm sạt lở.
 Ghi nhận tại tổ dân phố Long Hồ Hạ 2, gần 500m2 đất vườn trồng cây của gia đình bà Nguyễn Thị Hường (80 tuổi) đã bị sụt lún xuống sông Bạch Yến.
Ghi nhận tại tổ dân phố Long Hồ Hạ 2, gần 500m2 đất vườn trồng cây của gia đình bà Nguyễn Thị Hường (80 tuổi) đã bị sụt lún xuống sông Bạch Yến.
Đóng cọc tre và cọc bê tông gia cố bờ sông là biện pháp tạm thời của gia đình bà Hường để ngăn sạt lở. Nguy hiểm hơn, khu vực sạt lở đã nằm cách ngôi nhà của bà Hường khoảng chừng 5m, khiến gia đình bất an, thấp thỏm ngày đêm.
Đóng cọc tre và cọc bê tông gia cố bờ sông là biện pháp tạm thời của gia đình bà Hường để ngăn sạt lở. Nguy hiểm hơn, khu vực sạt lở đã nằm cách ngôi nhà của bà Hường khoảng chừng 5m, khiến gia đình bất an, thấp thỏm ngày đêm.
Trong khi đó, tại tổ dân phố Long Hồ Thượng 2, nơi đây là khu vực xảy ra sạt lở nhiều nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều hộ dân và công trình tôn giáo.
Trong khi đó, tại tổ dân phố Long Hồ Thượng 2, nơi đây là khu vực xảy ra sạt lở nhiều nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều hộ dân và công trình tôn giáo.
Trong khi đó, tại tổ dân phố Long Hồ Thượng 2, nơi đây là khu vực xảy ra sạt lở nhiều nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều hộ dân và công trình tôn giáo.
Theo người dân, mỗi khi mưa xuống, nước dâng cao thì con đường vốn đã có nhiều chỗ sụt lún sẽ bị nhấn chìm trong nước và đây cũng là lối đi duy nhất của các hộ dân sống tại khu vực thuộc tổ dân phố Long Hồ Thượng 2.
“Năm nào cũng vậy, tôi với nhà bên cạnh đều phải bỏ ra ba đến bốn triệu đồng để sửa đường, mua đất đá để bồi đắp, gia cố đất vườn và đường đi nhưng sạt lở xảy ra triền miên, nước lên càng cao đất đai càng sụt lún, bất lực”, anh Phạm Văn Dũng (người dân) chia sẻ.
“Năm nào cũng vậy, tôi với nhà bên cạnh đều phải bỏ ra ba đến bốn triệu đồng để sửa đường, mua đất đá để bồi đắp, gia cố đất vườn và đường đi nhưng sạt lở xảy ra triền miên, nước lên càng cao đất đai càng sụt lún, bất lực”, anh Phạm Văn Dũng (người dân) chia sẻ.
Trong khi đó, gia đình ông Nguyễn Văn Bạn (86 tuổi) có 3 cháu nhỏ, khi các cháu đi học, có bữa đi học về 20h, 21h đêm phải đi qua con đường tiềm ẩn nhiều nguy hiểm do sụt lún khiến ông Bạn không thể nào ngủ được, bất an.
Trong khi đó, gia đình ông Nguyễn Văn Bạn (86 tuổi) có 3 cháu nhỏ, khi các cháu đi học, có bữa đi học về 20h, 21h đêm phải đi qua con đường tiềm ẩn nhiều nguy hiểm do sụt lún khiến ông Bạn không thể nào ngủ được, bất an.
Tại Tịnh Thất Phước Thiện, khu vực nhà bếp, nơi tiếp giáp với sông Hương đã bị sập đổ do sạt lở, nhiều hạng mục đang có nguy cơ bị cuốn xuống sông.
Tại Tịnh Thất Phước Thiện, khu vực nhà bếp, nơi tiếp giáp với sông Hương đã bị sập đổ do sạt lở, nhiều hạng mục đang có nguy cơ bị cuốn xuống sông.
Hiện trường ngổn ngang sau trận sụt lún.
Hiện trường ngổn ngang sau trận sụt lún.
Thông tin với Lao Động, đại đức Thích Nhật Thiện (Chủ trì Tịnh Thất Phước Thiện) cho biết, lúc xảy ra sạt lở tại khu nhà bếp, cứ khoảng 30 phút là lún xuống một lần, có lúc đất đá ào ào lún xuống sông, để lộ ra hàm ếch nguy hiểm. Theo đại đức Thích Nhật Thiện, ngay sau khi sạt lở xảy ra, chính quyền địa phương đã đến và giúp chùa di dời đồ đạc đến nơi an toàn, hiện nhiều chỗ đang được giăng dây, lắp biển cảnh báo nguy hiểm.
Thông tin với Lao Động, đại đức Thích Nhật Thiện (Chủ trì Tịnh Thất Phước Thiện) cho biết, lúc xảy ra sạt lở tại khu nhà bếp, cứ khoảng 30 phút là lún xuống một lần, có lúc đất đá ào ào lún xuống sông, để lộ ra hàm ếch nguy hiểm. Theo đại đức Thích Nhật Thiện, ngay sau khi sạt lở xảy ra, chính quyền địa phương đã đến và giúp chùa di dời đồ đạc đến nơi an toàn, hiện nhiều chỗ đang được giăng dây, lắp biển cảnh báo nguy hiểm.
“Nhiều chỗ bà con không có đường đi, con em trong khu vực đi học khó khăn và mất an toàn. Tôi cũng như người dân mong rằng, ở những địa điểm sạt lở sẽ được xây dựng bờ kè, để chắc chắn cho bàn con an cư, thuận tiện đi lại và yên tâm để làm ăn”, đại đức Thích Nhật Thiện nói.
“Nhiều chỗ bà con không có đường đi, con em trong khu vực đi học khó khăn và mất an toàn. Tôi cũng như người dân mong rằng, ở những địa điểm sạt lở sẽ được xây dựng bờ kè, để chắc chắn cho bàn con an cư, thuận tiện đi lại và yên tâm để làm ăn”, đại đức Thích Nhật Thiện nói.
ngày 21.10, ông Võ Lê Nhật đã đến… tại các địa điểm có sạt lở và…
Trước đó, ngày 21.10, ông Võ Lê Nhật (áo trắng) - Chủ tịch UBND TP. Huế đã đến thị sát tại các địa điểm có sạt lở, động viên người dân và yêu cầu các ban, ngành liên quan rà soát, đánh giá mức độ và đưa ra biện pháp khắc phục sớm đảm bảo cuộc sống ổn định cho người dân khu vực sạt lở.

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN
TIN LIÊN QUAN

Dự án chống lũ nghìn tỉ ngổn ngang, hoang tàn sau nhiều năm dang dở

Lam Thanh |

Thái Nguyên - Dự án xây dựng cấp bách hệ thống chống lũ lụt sông Cầu được triển khai từ cuối năm 2016 nhưng đến nay vẫn hoang tàn, xuống cấp nghiêm trọng.

Bên trong nhà máy xử lý nước thải cho làng nghề ô nhiễm bậc nhất cả nước

Trần Tuấn - Vĩnh Hoàng |

Nhà máy xử lý nước thải làng nghề Phong Khê (tỉnh Bắc Ninh) vận hành cách đây 6 năm, với kỳ vọng cải thiện tình trạng ô nhiễm làng nghề, môi trường lưu vực sông Ngũ Huyện Khê và sông Cầu - vấn đề nhức nhối tồn tại hàng chục năm qua.

Đường Hồ Chí Minh đoạn qua Thừa Thiên Huế bị sạt lở đã được thông tuyến

PHÚC ĐẠT |

HUẾ - Đường Hồ Chí Minh đoạn qua Thừa Thiên Huế bị sạt lở đã được khắc phục, thông tuyến trở lại.

Vụ sập cầu Phong Châu, tìm thấy 1 thi thể trong xe tải dưới sông

Tô Công |

Phú Thọ - Chiều 20.9, lực lượng chức năng trong quá trình trục vớt kết cấu cầu Phong Châu bị sập và phương tiện đã phát hiện 1 thi thể trong chiếc xe tải.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.

Công an xuất hiện tại công ty trúng nhiều gói thầu

HOÀI THANH |

Lực lượng Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã có mặt tại trụ sở Công ty TNHH xây dựng và thương mại Tập đoàn Việt Anh.