Khi người nghèo "lọt lưới" chính sách: Ly sữa đắng, bìa đậu chát

Anh Đào |

“Đó là những học sinh thật sự nghèo, tiền ăn bán trú hàng tháng của năm trước vẫn còn phải nợ trường... nhưng không có cách nào để các em được uống sữa như bạn bè...”- tâm sự của cô Lê Thị Ngọc Hạnh về quy định học sinh muốn uống sữa học đường miễn phí thì phải có sổ hộ nghèo.

Cô Hạnh, Hiệu trưởng Trường tiểu học Trường Thạnh (quận 9) mấy lần nhấn mạnh ý kiến của mình trong buổi Hội đồng Nhân dân TPHCM khảo sát việc thực hiện đề án Sữa học đường, theo Tuổi trẻ.

Đại ý, theo Đề án, trẻ mẫu giáo và học sinh lớp 1 thuộc diện nghèo, cận nghèo sẽ được ngân sách TP hỗ trợ 50% phí và doanh nghiệp 50%. Nghĩa là các em này sẽ được uống sữa hoàn toàn miễn phí.

Tuy nhiên, các em hộ nghèo, cận nghèo phải có sổ xác nhận hộ nghèo.

Và, quy định này làm nảy sinh trong thực tế câu chuyện những học sinh thật sự nghèo... không được uống sữa, vì không có sổ.

Nguyên nhân thật ra cũng đã thấy: Phụ huynh có con em trong diện nghèo là dân các tỉnh đến thành phố, tạm trú, di chuyển nơi ở thường xuyên vì phụ thuộc vào nơi nhà máy, xí nghiệp..., trong khi chính quyền không thể xác nhận hộ nghèo hay cận nghèo.

Chính sách nào thì cũng cần có những điều kiện, tiêu chuẩn để tạo ra sự minh bạch, để tránh tính trạng - nói như đại biểu Quốc hội Nguyễn Thanh Hải: “Bò đi lạc vào nhà quan, quan đi lạc vào...hộ cận nghèo”.

Nhưng câu chuyện sữa học đường của những đứa trẻ thực sự nghèo khiến tôi nhớ đến bữa cơm của cụ bà 95 tuổi Đồng Thị Vạch ở xã Định Hải, Yên Định, Thanh Hóa.

Bữa cơm ấy chỉ có vài bìa đậu, dim muối mặn đến đắng lưỡi. Để ăn dè.

Cụ Vạch nghèo đến nỗi cả tháng chỉ có 270 ngàn tiền hỗ trợ người cao tuổi. Nghèo đến mức chỉ có mỗi cái quạt. Và nghèo, đến chẳng có tiền thay mộ cho cụ ông.

Thật ra, đối với cụ Vạch, hay những phụ huynh nghèo khó của những đứa trẻ không được uống sữa học đường, cái nghèo không đáng sợ bằng sự thiếu công bằng, bằng việc bị bỏ rơi.

Bởi bên cạnh cái nghèo của cụ Vạch, là hàng trăm hộ cận nghèo nhà cửa lộng lẫy gia đình điều kiện... được hưởng gói hỗ trợ COVID-19, trong khi cụ Vạch thì bị đưa ra khỏi danh sách hộ nghèo.

Cũng như cha mẹ nghèo của những đứa trẻ không được uống sữa kia thôi. Họ nghèo, và bị bỏ rơi, không có bất cứ tiếng nói nào trong việc phân chia phúc lợi xã hội, trong miếng bánh an sinh, trong cả việc xem xét danh sách hỗ trợ nữa.

Có lẽ, những lỗ hổng trong các chính sách an sinh, trong việc triển khai những gói hỗ trợ mang tính đột xuất là cơ hội để chúng ta nhìn thấy những thân phận bị bỏ rơi ấy.

Một ly sữa đắng, một đồng hỗ trợ không đúng địa chỉ, nhưng để từ đó, có sự điều chỉnh chính sách để thực sự không bỏ rơi, không để sót bất cứ ai lại phía sau. Bởi ý nghĩa hơn rất nhiều giá trị của một ly sữa, nó là sự công bằng.

Anh Đào
TIN LIÊN QUAN

Còn hiện tượng người thân cán bộ lọt vào danh sách hộ nghèo để hưởng hỗ trợ

ANH THƯ |

Trong quá trình thực hiện chi trả hỗ trợ từ gói 62.000 tỉ đồng, còn một số địa phương có tình trạng trục lợi chính sách, bỏ quên đối tượng.

ĐBQH: Không để tình trạng "đi lạc" vào hộ cận nghèo

C.NGUYÊN - T.VƯƠNG - Đ.CHUNG |

Đề cập tới chính sách tài khóa, các gói tín dụng, các gói hỗ trợ an sinh do thiệt hại vì COVID-19 cần được thanh tra, giám sát chặt chẽ để đảm bảo bảo đúng đối tượng thụ hưởng, đại biểu Nguyễn Thanh Hải (Đoàn Tiền Giang) nói không để tình trạng “bò đi lạc vào nhà quan” và “quan" đi lạc vào hộ cận nghèo” như một vài trường hợp được phản ánh trong thời gian gần đây.

Yêu cầu kiểm tra thông tin hộ nghèo phải trích tiền hỗ trợ cho cán bộ thôn

ANH THƯ |

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội yêu cầu xác minh vụ việc nhiều hộ nghèo phải trích tiền hỗ trợ cho cán bộ thôn "uống nước".

Phục hồi nơi thờ tự thân mẫu vua Gia Long

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN |

HUẾ - Điện Thoại Thánh, nơi thờ tự thân mẫu vua Gia Long lâu nay đang là một "phế tích", chỉ sót lại hệ thống móng điện với đầy cỏ dại mọc lên.

Diễn viên Mạnh Quân: Tôi lợi thế và cũng bất lợi khi trẻ đẹp

NHÓM PV |

Trong chương trình Cà phê chiều thứ 7, diễn viên Mạnh Quân có cuộc trò về về cuộc sống, sự nghiệp sau hành trình dài kể từ "Nhật ký Vàng Anh".

Bác sĩ bật khóc khi hiến tặng giác mạc của mẹ

Lệ Hà |

Người bác sĩ quân y ôm mẹ lần cuối cùng sau khi hiến tặng giác mạc của mẹ để mang lại ánh sáng cho người khác.

Dự báo giá vàng thời gian tới, đầu tư như nào để chốt lời?

Hoàng Xuyến - Việt Anh |

Với lộ trình bắt đầu cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, các chuyên gia dự báo giá vàng nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng trong dài hạn.

344 người chết và mất tích, thiệt hại 81.503 tỉ do bão số 3

PHẠM ĐÔNG |

Siêu bão số 3 đã làm cho 344 người chết và mất tích, tổng thiệt hại kinh tế ước tính ban đầu 81.503 tỉ đồng.

Còn hiện tượng người thân cán bộ lọt vào danh sách hộ nghèo để hưởng hỗ trợ

ANH THƯ |

Trong quá trình thực hiện chi trả hỗ trợ từ gói 62.000 tỉ đồng, còn một số địa phương có tình trạng trục lợi chính sách, bỏ quên đối tượng.

ĐBQH: Không để tình trạng "đi lạc" vào hộ cận nghèo

C.NGUYÊN - T.VƯƠNG - Đ.CHUNG |

Đề cập tới chính sách tài khóa, các gói tín dụng, các gói hỗ trợ an sinh do thiệt hại vì COVID-19 cần được thanh tra, giám sát chặt chẽ để đảm bảo bảo đúng đối tượng thụ hưởng, đại biểu Nguyễn Thanh Hải (Đoàn Tiền Giang) nói không để tình trạng “bò đi lạc vào nhà quan” và “quan" đi lạc vào hộ cận nghèo” như một vài trường hợp được phản ánh trong thời gian gần đây.

Yêu cầu kiểm tra thông tin hộ nghèo phải trích tiền hỗ trợ cho cán bộ thôn

ANH THƯ |

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội yêu cầu xác minh vụ việc nhiều hộ nghèo phải trích tiền hỗ trợ cho cán bộ thôn "uống nước".