Kinh doanh sách giáo khoa lãi thì ai lỗ, nếu không phải là dân

Đào Tuấn |

Mặt hàng phục vụ giáo dục là sách giáo khoa mà lãi đến mấy trăm tỉ, lãi vượt 250% kế hoạch. Giờ mới hiểu vì sao sách giáo khoa tăng giá gấp 3 lần. Giờ mới hiểu vì sao phải “khổ to giấy đẹp”.

 Chị Nguyễn Thị Hòa, một phụ huynh học sinh ở Thanh Hóa từng "lo đứt ruột", từng muốn tăng xông vì giá cả SGK ngày càng "leo thang".

Trước, nhà trường bán kiểu “combo” mỗi phụ huynh như chị Hoà phải mất đến 800.000 đồng để mua 1 bộ sách có kèm sách tham khảo, bộ dụng cụ học tập...

Thêm các chi phí như vở viết, quần áo... Tính sơ sơ đến ngót 5 triệu đồng.

Đó là trước khi SGK tăng giá.

Hoà nói chị có “tận 3 con”. Nhưng năm nào học xong cũng phải thay mới hết.

Khi SGK tăng gấp 2, gấp 3 vì “khổ to giấy đẹp”, có nghĩa rằng sẽ “tốn kém lắm”, nhưng rồi còn có cách nào khác đâu ngoài việc... “cắn răng”. Đấy! SGK thiết yếu có khác gì cơm ăn nước uống hàng ngày đâu.

Chắc chị Hoà, cũng như các bậc phụ huynh, cũng như nhân dân chúng ta hẳn phải sốc lắm khi kết quả kinh doanh của NXB Giáo dục vừa công bố với tổng doanh thu đến 1.828 tỉ đồng, trong đó 97% đến từ hoạt động phát hành sách.

Nếu chưa đủ tăng xông thì đây nữa "Lãi sau thuế của họ lên đến 287 tỉ đồng, đạt tới 250% kế hoạch mà cơ quan chủ quản là Bộ Giáo dục và đào tạo đã giao".

Vẫn chưa hết: Năm ngoái, khi nhân dân ngắc ngoải vì dịch COVID-19, vì bão giá thì NXB độc quyền in sách giáo khoa (SGK) này đã in hơn 184 triệu quyển SGK, vượt 40% so với kế hoạch.

Vượt kế hoạch 40% - Giờ mới biết vì sao có chuyện SGK dùng 1 lần, phí phạm ngàn tỉ mỗi năm. Mới biết vì sao SGK cứ thay đổi với tốc độ nhanh như vậy.

Lãi 250% kế hoạch - Giờ mới hiểu vì sao dân kêu SGK mới tăng gấp 2, thậm chí gấp 3 sách cũ.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục Phan Viết Lượng từng nói đến “một ai đó”, rằng: SGK cũng có thể coi là sản phẩm thiết yếu, nên cần phải định giá cho phù hợp. Không thể vì lợi nhuận của một ai đó mà đẩy giá sách lên được.

Một ai đó thì là ai? Thật ra dân biết lâu rồi, nhất là trước mỗi kỳ khai giảng, phải móc sạch túi cho những bộ SGK dùng một lần. Những bộ sách mà có người từng nói là “kỹ thuật” của người làm sách.

Một số ngành, một số doanh nghiệp, nhất là thuộc những ngành độc quyền về hàng hoá thiết yếu lẽ ra không nên lãi khủng. Lẽ ra nên thấy xấu hổ vì thu quá nhiều tiền. Bởi nếu việc kinh doanh SGK là lãi khủng thì ai sẽ là người lỗ thảm, ai sẽ rỗng túi nếu như không phải là dân!

Đào Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Sách giáo khoa có cần "khổ to, giấy đẹp" để bán được giá cao?

Nhóm PV |

Mặc dù lời giải thích sách giáo khoa tăng cao là vì "khổ to, giấy đẹp" là đúng, tuy nhiên, Đại biểu Quốc hội cho rằng, vấn đề đặt ra ở đây là tuổi thọ của sản phẩm thế nào, để từ đó để lựa chọn vật liệu cho phù hợp.

Bộ trưởng GDĐT lý giải vì sao giá sách giáo khoa mới cao gấp 2-3 lần sách cũ

Nhóm PV |

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, các loại sách giáo khoa mới được biên soạn với khổ lớn hơn, giấy tốt hơn. Quy trình từ biên soạn cho đến giới thiệu, thử nghiệm, phát hành là các doanh nghiệp hoàn toàn đảm nhiệm và kê khai giá với Bộ Tài chính.

Sách giáo khoa tăng gấp 3, học phí tăng gấp 5!

Anh Đào |

Hầu như học phí các bậc học đều sẽ tăng. Riêng bậc THCS được TPHCM dự kiến gấp 5 lần. Học phí tăng, khi mà giá sách giáo khoa cũng tăng gấp 3.

Trạm bơm tiền tỉ, chưa nghiệm thu đã thanh toán tiền rồi bỏ hoang hơn 4 năm

PHÚC ĐẠT |

Công trình trạm bơm trị giá 1,5 tỉ đồng ở xã Hương Phong (TP Huế) bị bỏ hoang hơn 4 năm nay, điều đáng nói, khi công trình chưa thể hoạt động, chưa nghiệm thu, chủ đầu tư là UBND xã Hương Phong đã đem tiền đi thanh toán cho đơn vị thi công.

Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là nguyện vọng của nhân dân

VƯƠNG TRẦN thực hiện |

Bài viết “Phát huy tính đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của Tổng Bí thư Tô Lâm đang nhận được nhiều sự quan tâm và đồng tình của dư luận. Lao Động có cuộc trao đổi cùng PGS.TS Vũ Văn Phúc - Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương - về các nội dung liên quan tới bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Người dân sống thấp thỏm sau vụ vỡ đập bùn thải ở Bắc Kạn

Ngọc Minh |

Vụ vỡ đập bùn thải chứa kẽm chì ở huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn) để lại hậu quả nặng nề về môi trường, khiến cuộc sống của người dân địa phương bị đảo lộn.

Bản tin công đoàn: Tuổi nghỉ hưu năm 2025 của người lao động

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn có những nội dung: Tuổi nghỉ hưu năm 2025 của người lao động; Trên 66.500 lao động nghỉ việc, nhảy việc ở Bình Dương...

NATO phản ứng việc Thổ Nhĩ Kỳ muốn gia nhập BRICS

Song Minh |

Nước thành viên NATO Thổ Nhĩ Kỳ đã chính thức nộp đơn xin gia nhập BRICS.

Sách giáo khoa có cần "khổ to, giấy đẹp" để bán được giá cao?

Nhóm PV |

Mặc dù lời giải thích sách giáo khoa tăng cao là vì "khổ to, giấy đẹp" là đúng, tuy nhiên, Đại biểu Quốc hội cho rằng, vấn đề đặt ra ở đây là tuổi thọ của sản phẩm thế nào, để từ đó để lựa chọn vật liệu cho phù hợp.

Bộ trưởng GDĐT lý giải vì sao giá sách giáo khoa mới cao gấp 2-3 lần sách cũ

Nhóm PV |

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, các loại sách giáo khoa mới được biên soạn với khổ lớn hơn, giấy tốt hơn. Quy trình từ biên soạn cho đến giới thiệu, thử nghiệm, phát hành là các doanh nghiệp hoàn toàn đảm nhiệm và kê khai giá với Bộ Tài chính.

Sách giáo khoa tăng gấp 3, học phí tăng gấp 5!

Anh Đào |

Hầu như học phí các bậc học đều sẽ tăng. Riêng bậc THCS được TPHCM dự kiến gấp 5 lần. Học phí tăng, khi mà giá sách giáo khoa cũng tăng gấp 3.