Nhà ở cho công nhân - không thể chần chừ

Hoàng Lâm |

“Ngay bây giờ đây, chính người nghèo đang phải nuôi người nghèo. Người dân ở nông thôn đang phải gánh những người không còn gì ở thành phố, nếu không có chính sách tốt, sẽ ảnh hưởng rất lớn thời gian tới”.

Đó là phát biểu của ĐBQH Lương Quốc Đoàn khi đề cập tới câu chuyện lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 ở các thành phố đang phải về quê tạo thành một cuộc dịch chuyển, di dân lớn tác động mạnh tới kinh tế - xã hội.

Đại biểu Lương Quốc Đoàn đề nghị phải có chính sách phù hợp đối với lao động chuyển đổi từ nông thôn ra thành thị, làm sao để họ có thể trở thành cư dân ở những KCN mà họ làm việc.

Ai cũng hiểu vấn đề an sinh của đối tượng lao động. Ngoài việc phải đủ ăn, thì phải có cả chỗ ở.

Thế nhưng, báo cáo của Bộ Xây dựng lại cho thấy, hiện đang có 100 dự án đang triển khai với quy mô xây dựng khoảng 134.000 căn hộ, tổng diện tích 6.700.000m2. Song, từ đầu năm 2021 đến nay, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên hầu hết các dự án nhà ở xã hội dành cho công nhân đều bị chậm tiến độ.

Ngoài lý do COVID-19, theo Bộ Xây dựng, cho đến nay, chưa có chính sách riêng cho nhà ở công nhân; chưa thống nhất giữa các pháp luật về quy hoạch bố trí quỹ đất dự án xây dựng nhà ở cho công nhân khu công nghiệp… Đặc biệt, nguồn vốn tín dụng dành để cấp bù lãi suất cho các chủ đầu tư dự án và các đối tượng được ưu đãi vay để mua, thuê mua nhà ở xã hội (trong đó có công nhân khu công nghiệp) vẫn còn thiếu.

Ngoài ra, một số địa phương chưa quan tâm chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở, đặc biệt là kế hoạch phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân; chưa quan tâm cho đầu tư phát triển nhà ở dành cho công nhân khi lập quy hoạch đầu tư xây dựng khu công nghiệp.

Không thể giữ chân người lao động, không thể thu hút lực lượng lao động trở lại thành phố nếu vẫn phải đối mặt với những khu nhà trọ ọp ẹp, nhếch nhác thiếu thốn đủ thứ.

Cũng cần phải nhắc lại, câu chuyện nhà ở cho công nhân là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Tổng LĐLĐVN. Tại phiên họp thứ nhất, Quốc hội XV, đại biểu Nguyễn Đình Khang (Đoàn Ninh Thuận), Chủ tịch Tổng LĐLĐVN đã đề nghị Chính phủ cần xây dựng chính sách đủ mạnh để có thể thu hút các nhà đầu tư phát triển nhà ở xã hội, đặc biệt là nhà ở cho công nhân, đặt mục tiêu rõ ràng để thực hiện.

Mới đây, ngày 16.10, tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với Đoàn Chủ tịch LĐLĐVN, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Nguyễn Đình Khang tiếp tục kiến nghị với Chính phủ nhiều vấn đề liên quan đến việc xây dựng nhà ở cho công nhân. Theo đó, lãnh đạo Tổng LĐLĐVN đề xuất sửa Luật Nhà ở theo hướng tách đối tượng người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp ra khỏi nhóm đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội; bổ sung chương mới về chính sách về nhà ở riêng cho người lao động làm việc tại các doanh nghiệp.

Rõ ràng, nhà ở cho công nhân không phải là chuyện lâu dài mà là việc cần kíp, phải làm ngay. Chìa khoá chính là phải lo cái ăn và chỗ ở cho người lao động, vững tin và yên tâm sản xuất.

Hoàng Lâm
TIN LIÊN QUAN

Doanh nghiệp xây nhà xưởng cũng phải xây nhà ở công nhân

HÀ ANH CHIẾN |

ĐỒNG NAI - “Vấn đề nhà ở xã hội, nhà ở cho người lao động là vấn đề chúng ta phải quan tâm. Doanh nghiệp mở ra một cơ sở, dự án công nghiệp phải tính ngay chỗ ở cho người lao động (NLĐ) chứ không thể bỏ mặc NLĐ ở đâu thì ở, thuê đâu thì thuê” - ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Bí thư tỉnh uỷ Đồng Nai, nói.

100 dự án nhà ở công nhân chậm tiến độ vì dịch

Cao Nguyên |

Thời gian qua, nhà ở xã hội dành cho công nhân tại các khu công nghiệp đã được nhiều cơ quan ban ngành quan tâm. Tuy nhiên, việc triển khai còn chậm, quá trình tiếp cận nhà của công nhân còn nhiều vướng mắc. Bộ Xây dựng cho biết, hiện đang có 100 dự án đang triển khai với quy mô xây dựng khoảng 134.000 căn hộ, tổng diện tích 6.700.000m2. Từ đầu năm 2021 đến nay, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên hầu hết các dự án nhà ở xã hội dành cho công nhân đều bị chậm tiến độ.

Bộ Xây dựng: Hầu hết dự án nhà ở xã hội cho công nhân đều bị chậm

CAO NGUYÊN |

Theo Bộ Xây dựng, trong giai đoạn từ đầu năm 2021 đến nay chưa có dự án nhà ở xã hội dành cho công nhân được hoàn thành bàn giao. Do ảnh hưởng chung của dịch COVID-19 nên hầu hết các dự án bị chậm tiến độ.

NSND Thế Hiển đã tỉnh lại, nói chuyện được sau cơn nguy kịch

ĐÔNG DU |

Trao đổi với Báo Lao Động, nhà thơ Lê Minh Quốc - đồng nghiệp của NSND Thế Hiển - nói sức khỏe của NSND Thế Hiển đã tiến triển tốt hơn sau cơn nguy kịch.

Sắp đón đợt không khí lạnh đầu tiên, miền Bắc trở mưa

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết, do ảnh hưởng của không khí lạnh đầu mùa, miền Bắc sắp đón một đợt mưa; thời tiết mát mẻ, vùng núi có nơi chuyển lạnh.

Kỷ luật cảnh cáo Chủ tịch huyện Cao Phong

Đặng Tình |

Hòa Bình - Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy vừa quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Quách Văn Ngoan - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Cao Phong.

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.