Phổ cập giáo dục mầm non, hãy bắt đầu từ điểm nghẽn nguồn nhân lực

Hoàng Văn Minh |

Phổ cập giáo dục mầm non hiện chưa đạt yêu cầu đề ra do chưa giải quyết được 3 điểm nghẽn về nhân lực; về cơ sở vật chất và tiếp cận chưa bình đẳng.

Hôm qua (4.4), Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo - đã chủ trì phiên họp của ủy ban về "đổi mới phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045".

Tại phiên họp, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã đề xuất Chính phủ trình Quốc hội để phê duyệt và ban hành Nghị quyết “Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ mẫu giáo từ 3-5 tuổi” để thông qua vào tháng 10.2024.

Trước đó, Bộ GDĐT được giao thực hiện nhiệm vụ trình Quốc hội ban hành "Nghị quyết thí điểm phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo 3 tuổi, 4 tuổi tại một số tỉnh, thành phố".

Tuy nhiên, nếu nghị quyết này được thông qua thì chỉ có 14 địa phương được thí điểm. Nên rất cần một nghị quyết “lớn” hơn, là hành lang pháp lý cho tất cả các địa phương triển khai đại trà việc phổ cập cho trẻ em mẫu giáo.

Đề xuất về một nghị quyết chung cho cả nước về vấn đề phổ cập giáo dục mầm non là cần thiết. Điều này phù hợp với tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng tại phiên họp khi ông yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo để hoàn thiện các văn bản.

Tinh thần là "cái gì đã chín, đã rõ, được thực tiễn chứng minh là đúng, có hiệu quả, đa số đồng tình thì tiếp tục thực hiện; cái gì chưa có quy định hoặc vượt quy định thì mạnh dạn thí điểm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần, không cầu toàn nhưng không nóng vội".

Một nghị quyết chung cho phổ cập giáo dục mầm non trên cả nước, sẽ là tiền đề pháp lý để giải quyết 3 điểm nghẽn quan trọng nhất hiện nay của giáo dục mầm non là nguồn nhân lực; cơ sở vật chất và sự tiếp cận chưa bình đẳng, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo - như Thủ tướng đã chỉ ra và yêu cầu tập trung giải quyết ngay.

Trong 3 điểm nghẽn này, vấn đề nguồn nhân lực là điểm nghẽn cần được ưu tiên giải quyết vì thực tế đang ở mức đáng báo động. Bởi theo báo cáo của Bộ GDĐT, dự báo số lượng biên chế giáo viên còn thiếu đến năm 2030 là 55.416 biên chế.

Tuy nhiên, hiện khối mầm non đã và đang gặp rất nhiều khó khăn khi vừa phải “đau đầu” ứng phó với tình trạng giáo viên mầm non bỏ việc hàng loạt, vừa bị “nhức óc” do việc tuyển dụng giáo viên ở nhiều địa phương không đáp ứng được nhu cầu đề ra.

Và nguyên nhân vẫn là chuyện “biết rồi khổ lắm nói mãi” - là áp lực công việc của giáo viên mầm non rất lớn, thời gian làm việc dài nhưng thu nhập thì thấp đến mức tủi thân tủi phận.

Nghị quyết 42-NQ/TW ngày 24.11.2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đưa ra mục tiêu đến năm 2030 "Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi".

Nhưng nếu chúng ta không sớm có các giải pháp hữu hiệu, các cơ chế chính sách để huy động mọi nguồn lực cho giáo dục mầm non để đẩy nhanh việc khơi thông 3 điểm nghẽn, đặc biệt là vấn đề thiếu nguồn nhân lực, thiếu trường lớp, thiếu trang thiết bị dạy học… thì sẽ rất khó mà đến được mục tiêu này!

Hoàng Văn Minh
TIN LIÊN QUAN

Trăn trở với đề xuất đưa giáo viên mầm non vào nhóm ngành nghề nặng nhọc

Anh Thư |

Dù làm việc trong môi trường “mưa không đến mặt, nắng không đến đầu”, không có hóa chất độc hại, nhưng công việc của một giáo viên mầm non phải chịu áp lực rất cao.

Sẽ đổi mới căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục mầm non

Long Vân |

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đang đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về Đổi mới chương trình giáo dục mầm non. Theo đó, từ năm học 2025 - 2026 đến năm học 2027 - 2028 thí điểm triển khai thực hiện Chương trình giáo dục mầm non mới ở một số cơ sở giáo dục mầm non.

Lương thấp, giáo viên mầm non kỳ vọng được tăng thu nhập khi cải cách tiền lương

trà my |

Cho rằng mức lương giáo viên mầm non còn thấp, một số giáo viên mầm non mong chờ vào đợt cải cách tiền lương ngày 1.7.2024 tới đây.

Tinh giản biên chế 82.295 công chức, viên chức

LƯƠNG HẠNH |

Theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long, từ năm 2016 đến năm 2023, đã tinh giản biên chế 82.295 người.

Khu vực ven sông Hồng ngổn ngang rác thải sau khi nước lũ rút

Việt Anh - Hoàng Xuyến |

Dù nước sông Hồng đã rút, nhưng khu vực gần cầu Long Biên, cầu Chương Dương (Hà Nội) mọi thứ vẫn còn ngổn ngang.

Phê chuẩn ông Lê Ngọc Châu làm Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ đã phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương đối với ông Lê Ngọc Châu.

Dân phố cổ Hội An chưa mặn mà đón khách thuê homestay

Hoàng Bin |

Sau hơn 4 tháng thí điểm mô hình đón khách lưu trú trải nghiệm cùng cư dân phố cổ Hội An, chỉ có 1 hộ dân đăng ký loại hình này.

Thi thể trôi sông được xác định là nạn nhân sập cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Thi thể nam giới phát hiện trưa 16.9 trên sông Hồng được xác định là nạn nhân mất tích trong vụ sập cầu Phong Châu.