Tăng trách nhiệm với đồng lương công nhân

HOÀNG LÂM |

Một trong những con số ấn tượng nhất trong nhiệm kỳ Đại hội Công đoàn XI đó là việc Tổng Liên đoàn - trong vai trò đại diện cho người lao động là đã tham gia có hiệu quả trong Hội đồng Tiền lương Quốc gia, góp phần đề xuất Chính phủ điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng tăng trên 55%, góp phần cải thiện đời sống đoàn viên.

Con số 55% đó là còn khiêm tốn, thực tế còn hơn. Bởi lẽ mức lương tối thiểu vùng (lấy ví dụ vùng 1), ở thời điểm đầu năm 2013, trước Đại hội XI chỉ là 2,305 triệu đồng/tháng thì Nghị quyết Chính phủ áp dụng lương tối thiểu vùng 1 từ 1.1.2019 đã là 4,18 triệu đồng, tăng 56,2%.

Để có được sự tăng trưởng đó là cả một hành trình đấu tranh vì quyền lợi người lao động.

Hằng năm, cuộc họp của Hội đồng Tiền lương Quốc gia thường trở thành một “cuộc đấu” căng thẳng, cân não giữa một bên là đại diện giới doanh nghiệp, chủ sử dụng lao động. Một bên là Tổng LĐLĐVN - đại diện cho người lao động.

Một bên muốn tăng nhiều, một bên muốn tăng ít, thậm chí không tăng và mỗi bên đều đưa ra những thông điệp để khẳng định mình có lý.

Tổng LĐLĐVN, bằng những cuộc khảo sát đã khẳng định: Lương tối thiểu chưa đáp ứng được mức sống tối thiểu và lương phải đảm bảo được cuộc sống của người lao động. Đó là một thực tế khi đời sống của công nhân, người lao động nói chung còn rất chật vật.

Trong khi giới chủ doanh nghiệp, lấy lý do năng suất thấp và những sức ép khác lên doanh nghiệp để không tăng mức sàn.

Tăng lương tối thiểu với mục đích là người lao động sống được bằng lương, xem ra chỉ là phần ngọn của vấn đề.

Phần gốc của nó, chính là việc phải có những giải pháp nhằm tăng năng suất lao động. Đó là chìa khóa để mở những cánh cửa vể thu nhập, về việc đáp ứng được nhu cầu trong sự chuyển dịch trong cách mạng công nghiệp 4.0.

Song, việc tăng năng suất lao động phụ thuộc vào các doanh nghiệp về sự điều chỉnh của những chính sách tầm vĩ mô chứ không chỉ dựa vào những người công nhân đứng máy.

Đại hội XII Công đoàn Việt Nam đã đưa ra mục tiêu, những giải pháp mang tính đột phá, trong đó yêu cầu số một là “đổi mới tổ chức, phương thức hoạt động; chăm lo lợi ích đoàn viên, đại diện, bảo vệ người lao động”.

Nhưng rõ ràng, trách nhiệm với đồng lương công nhân, người lao động không chỉ dồn lên vai tổ chức Công đoàn mà phải là trách nhiệm của doanh nghiệp, của các nhà quản lý kinh tế trong việc xây dựng hệ thống chính sách.

HOÀNG LÂM
TIN LIÊN QUAN

Những đối tượng sẽ được tăng lương từ ngày 1.1.2019

LH |

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đang dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.

Mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2019: Có sự chia sẻ với doanh nghiệp

QUẾ CHI - LÊ PHƯƠNG |

Ông Lê Đình Quảng - Phó Trưởng ban Quan hệ lao động, Tổng LĐLĐVN - cho biết, mức tăng lương tối thiểu vùng (LTTV) năm 2019 chưa thực sự đạt được kỳ vọng của Tổng LĐLĐVN và NLĐ, tuy nhiên, đây là việc rất bình thường của quá trình thương lượng LTTV.

Tăng lương tối thiểu giúp người lao động bớt khó khăn

Nhóm phóng viên |

Phiên họp lần thứ 3 của Hội đồng Tiền lương Quốc gia diễn ra vào ngày 13.8 đã chốt phương án mức tiền lương tối thiểu vùng (LTTV) năm 2019 sẽ tăng lên 5,3% so với mức lương tối thiểu năm 2018 (tương đương mức tăng từ 160 nghìn đến 200 nghìn đồng/người/tháng tùy từng vùng). Báo Lao động Điện tử ghi nhận một số ý kiến về mức tăng này.

Phiên họp thứ hai của Hội đồng Tiền lương Quốc gia: Chưa chốt được mức tăng lương tối thiểu năm 2019

QUẾ CHI - HOA LÊ |

Trưa 26.7, phiên họp thứ hai của Hội đồng Tiền lương Quốc gia (HĐTLQG) về phương án tiền lương tối thiểu vùng năm 2019 đã kết thúc mà chưa tìm được tiếng nói chung. HĐTLQG dự định sẽ tổ chức phiên họp lần thứ ba vào tháng 8 tới.

BRICS có khả năng trở thành khối lớn nhất hành tinh

Khánh Minh |

23 quốc gia chính thức nộp đơn xin gia nhập BRICS trước hội nghị thượng đỉnh BRICS năm 2024.

Người dân dỡ nhà, giao đất làm đường 57km qua Hà Nội

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Nhiều người dân huyện Mê Linh đồng loạt tháo dỡ nhà để bàn giao mặt bằng cho dự án Vành đai 4.

Nối nghiệp cha ông, cốm Mễ Trì đỏ lửa những ngày vào mùa

HOÀNG XUYẾN - VIỆT ANH |

Dù công việc vất vả, nhưng nhiều gia đình tại làng cốm Mễ Trì Thượng (Nam Từ Liêm, Hà Nội) vẫn cố gắng giữ lửa nghề, nối nghiệp cha ông.

Cuộc sống của người dân khu tập thể cũ ở Hà Nội sau bão số 3

Nhật Minh - Minh Hạnh |

Hà Nội - Sống trong những khu tập thể cũ như A7 Tân Mai; G6A Thành Công… cư dân luôn nơm nớp lo, nhất là vào mùa mưa bão.

Những đối tượng sẽ được tăng lương từ ngày 1.1.2019

LH |

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đang dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.

Mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2019: Có sự chia sẻ với doanh nghiệp

QUẾ CHI - LÊ PHƯƠNG |

Ông Lê Đình Quảng - Phó Trưởng ban Quan hệ lao động, Tổng LĐLĐVN - cho biết, mức tăng lương tối thiểu vùng (LTTV) năm 2019 chưa thực sự đạt được kỳ vọng của Tổng LĐLĐVN và NLĐ, tuy nhiên, đây là việc rất bình thường của quá trình thương lượng LTTV.

Tăng lương tối thiểu giúp người lao động bớt khó khăn

Nhóm phóng viên |

Phiên họp lần thứ 3 của Hội đồng Tiền lương Quốc gia diễn ra vào ngày 13.8 đã chốt phương án mức tiền lương tối thiểu vùng (LTTV) năm 2019 sẽ tăng lên 5,3% so với mức lương tối thiểu năm 2018 (tương đương mức tăng từ 160 nghìn đến 200 nghìn đồng/người/tháng tùy từng vùng). Báo Lao động Điện tử ghi nhận một số ý kiến về mức tăng này.

Phiên họp thứ hai của Hội đồng Tiền lương Quốc gia: Chưa chốt được mức tăng lương tối thiểu năm 2019

QUẾ CHI - HOA LÊ |

Trưa 26.7, phiên họp thứ hai của Hội đồng Tiền lương Quốc gia (HĐTLQG) về phương án tiền lương tối thiểu vùng năm 2019 đã kết thúc mà chưa tìm được tiếng nói chung. HĐTLQG dự định sẽ tổ chức phiên họp lần thứ ba vào tháng 8 tới.