Thấy gì từ “kỳ tích” 400 tỉ USD kim ngạch?

ĐÀO TUẤN |

Đầu thập niên 90, tổng kim ngạch XNK của Việt Nam mới chỉ đạt 2,5 tỉ USD, khi đó, kim ngạch của cả Châu Phi là 26 tỉ USD. Đến bây giờ, kim ngạch của cả Châu Phi chưa qua 100 tỉ USD, vậy mà chúng ta đã đạt 400 tỉ USD. Không nghi ngờ gì nữa. Đó là một kỳ tích.

“Kỳ tích” là từ dùng của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ ngày hôm qua khi kim ngạch kỷ lục 400 tỉ USD được công bố. Và đúng, con số ấn tượng này đang thể hiện vị thế Việt Nam ngày càng cao trên bản đồ giao thương thế giới.

Sự ấn tượng không chỉ thuần túy ở con số. Cơ cấu con số cũng đã có những đổi thay mạnh mẽ. Nếu như giai đoạn 2007-2015, Việt Nam ở “tư thế” nhập siêu thì đến 2016, tình trạng đã là xuất siêu - 1,78 tỉ USD. Và dự kiến là 3 tỉ USD trong năm nay.

Nhờ kim ngạch, quy mô nền kinh tế cũng gia tăng ấn tượng. Nếu như năm 2007, kim ngạch XNK 100 tỉ, quy mô nền kinh tế là 77,4 tỉ USD thì đến hôm qua kim ngạch đã lên tới 400 tỉ USD, quy mô nền kinh tế cũng đạt mốc 200 tỉ USD. Tuy nhiên, câu hỏi không thể không đặt ra là người dân hưởng lợi như thế nào từ những kỳ tích này? Câu trả lời là họ được hưởng nhưng chưa tương xứng “cấp số nhân” như những con số tăng trưởng.

Cũng là những con số: Từ 2005 tới nay, khu vực DN trong nước thì liên tục nhập siêu, trong khi đó, ngược lại, khu vực FDI luôn xuất siêu. Tỉ trọng xuất siêu FDI mạnh đến mức chiếm tới 72% tổng xuất khẩu. Nếu tính sự chênh lệch trong cơ cấu DN sẽ thấy rất rõ “cái lợi” của giá trị xuất khẩu hầu hết lọt túi FDI. Tất nhiên, dù khu vực kinh tế nào tăng trưởng thì người dân vẫn có lợi. Nhưng đó là cái lợi thứ cấp được tạo ra từ con số công ăn việc làm gia tăng, từ số tiền làm thuê được nhận. Nói như chuyên gia kinh tế Bùi Trinh, “DN FDI được ưu đãi đủ thứ, nên thực tế chỉ mượn đất, thuê người mình gia công hàng cho họ. Thành tích tăng trưởng GDP đạt nhưng người dân chưa cảm nhận thấy khấm khá hơn từ tăng trưởng. Điều này có phần do khối DN FDI hưởng là chủ yếu”.

Việt Nam vẫn chủ yếu gia công, tỉ trọng nội địa hóa trong hàng xuất khẩu rất thấp, và muốn tránh sự “tác động ngược vào sản xuất trong nước”, muốn người dân được hưởng lợi nhiều hơn, thì phải gia tăng tỉ lệ nội địa, phải cần nâng cao tỉ trọng của xuất khẩu nông sản. Có thể, tỉ trọng các loại hàng hóa này trước mắt rất thấp về giá trị nhưng đó mới là động lực quan trọng để thúc đẩy sản xuất trong nước, gia tăng giá trị nội địa cũng như tăng thu trực tiếp đối với người dân.

ĐÀO TUẤN
TIN LIÊN QUAN

Giá trị xuất khẩu rau củ quả của Việt Nam đã vượt qua lúa gạo và dầu khí

Lục Tùng |

Tối 18.12, tại TP Cao Lãnh, sau khi lắng nghe đại diện các tập đoàn, doanh nghiệp trong và ngoài nước phát biểu về rau củ quả VN... tại diễn đàn “Phát triển thị trường cho ngành rau củ quả và giải pháp phát triển hệ thống Logistics phục vụ nông nghiệp - nông thôn, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có ý kiến chỉ đạo.

Quảng Nam: Xuất khẩu 1.150 xe bus ra nước ngoài trong năm 2017

Lam Phương |

Tại lễ khánh thành nhà máy Bus Thaco, Công ty CP ôtô Chu Lai – Trường Hải ký hợp đồng với các nước Thái Lan, Philippines, Campuchia... xuất khẩu tổng cộng 1.150 xe bus các loại sang các nước này.

Việt Nam trong top thị trường xuất khẩu nông nghiêp ưu tiên của Ba Lan

H.L |

Ngày 28.11, sau lễ đón trọng thể tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch Nước Trần Đại Quang đã hội đàm với Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda. 

Bộ Tài chính xem xét tăng mức giảm trừ gia cảnh

Mai Ánh |

Bộ Tài chính đang tiến hành đánh giá lại mức giảm trừ gia cảnh theo kiến nghị của các cử tri từ 6 tỉnh, thành phố.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Vụ sập cầu Phong Châu, tìm thấy 1 thi thể trong xe tải dưới sông

Tô Công |

Phú Thọ - Chiều 20.9, lực lượng chức năng trong quá trình trục vớt kết cấu cầu Phong Châu bị sập và phương tiện đã phát hiện 1 thi thể trong chiếc xe tải.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.