Trường ngoài công lập: Khi nào là một “lựa chọn cá nhân” thay vì “lựa chọn đau đớn"?

Hoàng Văn Minh |

Phần lớn các phụ huynh hiện nay, việc để cho con mình học trường ngoài công lập không phải là “lựa chọn cá nhân” mà là một “lựa chọn đau đớn”.

3 năm trước, Phí Đinh Thanh Hà, học sinh giỏi Trường THCS-THPT Nguyễn Khuyến ở quận 1, TP.Hồ Chí Minh được bố mẹ định hướng vào học lớp 10 tại Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp – Giáo dục Thường xuyên, thay vì vào trường công như chúng bạn.

Lý do, theo giải thích của phụ huynh là nhằm giúp cho con bớt áp lực ôn thi, lại có thời gian học một nghề khác như thiết kế đồ họa vì cô bé rất thích vẽ. Và "tôi nghĩ ba năm THPT chỉ là một khoảng thời gian ngắn trong đời, không nhất thiết phải học trường công mà quan trọng là giáo dục con biết mình muốn gì và cần làm gì".

Thời gian đã chứng minh đó là một lựa chọn không tồi. Trong năm học lớp 12, Hà đã lấy chứng chỉ IELTS 6.5. Và trong kỳ thi tốt nghiệp THPT mới đây, Hà chọn bài thi tổ hợp khoa học xã hội và làm bài khá tốt. Hà dự định dùng điểm thi này để xét tuyển vào ngành Luật của trường Đại học Luật hoặc Đại học Kinh tế - Luật TP. Hồ Chí Minh.

Câu chuyện vừa kể, có thể coi là tiêu biểu cho một một lựa chọn cá nhân, trước hết là của phụ huynh về việc quyết định cho con mình vào môi trường ngoài công lập từ lớp 10. Nhưng đáng tiếc, những lựa chọn cá nhân như vậy hiện lại không nhiều.

Ngoài công lập hay tư thục (gồm cả các Trung tâm Giáo dục hướng nghiệp – Giáo dục Thường xuyên, các trường nghề…) là loại hình phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới.

Tuy nhiên ở Việt Nam, sau rất nhiều năm ra đời, hai loại hình công tư ở bậc giáo dục phổ thông vẫn còn khoảng cách, khoảng chênh rất lớn cũng như chưa có thể cạnh tranh với nhau một cách sòng phẳng về chất lượng. Điều này dẫn đến tâm lý với hầu hết các phụ huynh, việc cho con mình vào lớp 10 trường tư là một “lựa chọn đau đớn” khi không còn cách nào khác.

“Lựa chọn đau đớn”, trước hết, với mức học phí dao động từ 4-12 triệu đồng/tháng, tuỳ từng trường, từng địa phương. Đó là những con số có thể nói là gánh nặng của hầu hết phụ huynh có mức thu nhập trung bình. Nên thời gian qua, đã từng có rất nhiều đứa trẻ bị tước mất cơ hội học tập vì bố mẹ chúng không thể chi trả được các mức học phí này.

Học phí thì cao, nhưng chất lượng lại không đồng đều, trường tốt thì có hạn, trường chưa tốt thì phổ biến. Đó là nguyên nhân dẫn đến chuyện phụ huynh phải lo lắng, vạ vật đi xếp hàng nửa đêm, rồi còn chen lấn, thậm chí có cụ còn mặc cả quân phục, đeo huy chương đi nộp hồ sơ cho cháu do có những trường tư nhu cầu đến cả nghìn hồ sơ trong khi chỉ tiêu lại có hạn, khoảng vài trăm như đang diễn ra ở Hà Nội.

“Lựa chọn đau đớn”, còn đến từ tâm lý thua thiệt và xấu hổ. Kiểu “ban đầu ba mẹ em xác định là em học trường công hay tư không quan trọng. Tuy nhiên mấy hôm nay, kể từ khi em thi rớt trường công, ngày nào ba mẹ em cũng mắng chửi em vì học hành không bằng chúng bạn…” như tâm sự trên một diễn đàn của học sinh ở thành phố Đà Nẵng.

Bao giờ mới đến ngày học trường tư không còn là "lựa chọn đau đớn" mà là một "lựa chọn cá nhân", như phụ huynh và của chính em Phí Đinh Thanh Hà?

Hoàng Văn Minh
TIN LIÊN QUAN

Nghịch lí 8 điểm/môn vẫn trượt, trên 3 điểm/môn lại đỗ lớp 10 công lập

Vân Trang |

Tại Hà Nội, nhiều phụ huynh phải chạy ngược xuôi tìm trường vì con được 8 điểm/môn vẫn trượt hết nguyện vọng. Trong khi đó, có em chỉ hơn 3 điểm/môn vẫn trúng tuyển lớp 10 công lập.

Nhiều cơ hội cho học sinh trượt nguyện vọng lớp 10 công lập ở Hà Nội

Vân Trang |

Mùa tuyển sinh năm 2023 - 2024, toàn thành phố Hà Nội có khoảng 33.000 em sẽ không có suất vào học lớp 10 trường công lập.

33 nghìn học sinh rớt lớp 10 trường công và “Hà Nội là một điển hình”

Hoàng Văn Minh |

33 nghìn học sinh ở Hà Nội rớt lớp 10 vào trường công lập và hình ảnh những phụ huynh trắng đêm chen nhau để giành cho con một suất vào trường tư là những con số, hình ảnh báo động về vấn đề đầu tư cho giáo dục.

Đủ trường, đủ lớp là trách nhiệm của chính quyền

Hoàng Lâm |

Phụ huynh trắng đêm để “chạy học” cho con không còn là chuyện hiếm ở Hà Nội. Vấn đề là bao giờ tình trạng này kết thúc.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Vụ sập cầu Phong Châu, tìm thấy 1 thi thể trong xe tải dưới sông

Tô Công |

Phú Thọ - Chiều 20.9, lực lượng chức năng trong quá trình trục vớt kết cấu cầu Phong Châu bị sập và phương tiện đã phát hiện 1 thi thể trong chiếc xe tải.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.