Xin hỏi Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể về "tất cả hàng hóa đều là thiết yếu"

Lê Thanh Phong |

“Chính phủ đã thống nhất chỉ đạo, từ nay, tất cả hàng hóa đều là hàng thiết yếu dù phục vụ sinh hoạt hay sản xuất cũng như nhau, chỉ trừ hàng cấm. Mọi tuyến đường đều là luồng xanh, dù cao tốc, quốc lộ, tỉnh lộ hay đường thôn, xã không phân biệt".

Tuyên bố trên là của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thể tại cuộc họp trực tuyến giữa Bộ GTVT, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNN), Bộ Công Thương và tất cả tỉnh thành trên cả nước về lưu thông hàng hóa vào chiều 25.8.

Về chuyện "mọi tuyến đường đều là luồng xanh" thì thuộc phạm vi quản lý của ngành Giao thông. Trước đây, bộ trưởng từng đưa ra hai luồng xanh và đỏ, nay xanh tất là một sự thay đổi phù hợp, hạn chế tình trạng ách tắc lưu thông.

Nhưng chuyện "Chính phủ đã thống nhất chỉ đạo, từ nay, tất cả hàng hóa đều là hàng thiết yếu dù phục vụ sinh hoạt hay sản xuất cũng như nhau, chỉ trừ hàng cấm", thì cần phải rõ ràng, dứt khoát về quan điểm mới này.

Thực ra, khái niệm "hàng thiết yếu" được tranh luận khá nhiều và người dân, doanh nghiệp cũng khốn khổ vì mỗi nơi hiểu một cách. Từng có chuyện khá hài hước là xe chở hàng đi qua địa phương này được, nhưng đến địa phương khác phải quay đầu vì hàng đó không phải là thiết yếu.

Nay nghe tuyên bố của Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, ai cũng mừng, nhưng còn những băn khoăn cần làm rõ.

Quan điểm này là "Chính phủ thống nhất chỉ đạo", vậy chỉ đạo ở đâu, văn bản nào?

Hàng hóa thuộc sự quản lý của ngành Công Thương, Bộ Công Thương đã có "định nghĩa" về hàng thiết yếu theo như tuyên bố của Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể hay không? Văn bản nào của Bộ Công Thương?

Biết một cách cụ thể về "hàng hóa thiết yếu" theo "định nghĩa" mới để các doanh nghiệp vận tải yên tâm vận chuyển hàng hóa, nếu không chứng minh được sẽ bị các chốt trạm của các địa phương bắt "quay đâu" vì hàng hóa không "thiết yếu" thì khổ.

Ví dụ, bia rượu, thuốc lá không phải là hàng cấm, nhưng có phải là hàng thiết yếu không?

Dụng cụ tập thể thao, kèn trống, loa thùng âm nhạc không phải là hàng cấm, nhưng lúc này có được xem là thiết yếu không?

Xin lưu ý, trong lúc giãn cách theo Chỉ thị 16, phải hạn chế tối đa các phương tiện vận tải vào ra vùng dịch, cho nên cũng phải hạn chế các mặt hàng, như vậy cần có sự lựa chọn ưu tiên. Nếu hàng hóa nào cũng cho vận chuyển thì số lượng phương tiện tham gia giao thông dày đặc, không đảm bảo yêu cầu về phòng dịch.

Về mặt quản lý, nếu có sự thay đổi về quy định "hàng thiết yếu", cần có văn bản hành chính được ban hành bởi cơ quan có thẩm quyền, để người dân, doanh nghiệp chủ động áp dụng trong vận chuyển hàng hóa.

Cho nên, rất mong Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể làm rõ tuyên bố nêu trên, bằng văn bản của Bộ GTVT, của ngành Công Thương hoặc của Chính phủ.

Lê Thanh Phong
TIN LIÊN QUAN

Điều hoà hỏng, máy tính hư... chờ "luồng xanh" cho dịch vụ thiết yếu

Phạm Đông |

Nếu thời gian giãn cách xã hội tiếp tục kéo dài, cần tính toán việc mở thêm "luồng xanh" cho các dịch vụ thiết yếu để đảm bảo nhu cầu sinh hoạt và làm việc tại nhà của người dân. Máy tính hỏng hóc, đường ống nước vỡ, thiết bị điện chập cháy..., rơi vào những trường hợp này, người dân không còn cách nào khác ngoài chờ hết giãn cách.

Mở luồng xanh cho hàng hóa thiết yếu: Cần thêm thiết bị làm việc từ xa

Thế Lâm |

Danh mục hàng hóa thiết yếu để làm việc từ xa trong bối cảnh nhiều tỉnh, thành trên cả nước đang tiếp tục thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 không thể "bỏ quên" một số thiết bị, máy móc.

Giãn cách kéo dài, hàng hóa thiết yếu không chỉ cần thuốc và thực phẩm

Thế Lâm |

Từ ngày đầu giãn cách theo Chỉ thị 16 tại TPHCM ngày 9.7 tới nay, danh mục “hàng hóa thiết yếu” luôn cho thấy độ chênh giữa qui định với nhu cầu của xã hội, người dân.

Bản tin công đoàn: Tăng lương với giáo viên hợp đồng 111

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung sau: Tổng LĐLĐVN kêu gọi quyên góp ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão; Giáo viên ký hợp đồng 111 có được tăng lương?...

Gia cố nhiều điểm xung yếu dọc sông Lô

Việt Bắc |

Trong khi vị trí vỡ đê tại Tuyên Quang đang chờ được khắc phục, nhiều vị trí xung yếu khác dọc sông Lô đoạn qua Phú Thọ cũng khẩn trương được gia cố.

181 người chết, 145 người mất tích do ảnh hưởng bão số 3

Khương Duy |

Đến 22h ngày 11.9, có 181 người chết, 145 người mất tích. Số người chết, mất tích do ảnh hưởng cơn bão số 3 hôm qua tăng 126 trường hợp.

Ukraina ngày càng bị Nga dồn ép rút khỏi Kursk

Khánh Minh |

Quân đội Nga được cho là đang đẩy lùi quân Ukraina ở tỉnh Kursk của Nga.

Cung đường đẹp bậc nhất Hải Dương hoang tàn sau bão

Nguyễn Đạt |

Cơn bão Yagi đi qua, để lại khung cảnh hoang tàn, xơ xác của con đường từng được ví như Đà Lạt thu nhỏ của Hải Dương.