Xóa bỏ kỳ thị để kinh tế tư nhân trở thành những người anh hùng

Lê Thanh Phong |

Sự vòi vĩnh, nhũng nhiễu đã khiến doanh nghiệp bị mất sức, không còn đủ tích lũy tái đầu tư, tái sản xuất. Thậm chí mất niền tin, không muốn bỏ công sức và tiền bạc để làm ăn lớn. Đây là lý do tại sao mà "doanh nghiệp Việt không chịu lớn".

"Đừng có kỳ thị với kinh tế tư nhân, phải công bằng. Tôi đề nghị sắp tới nơi nào làm tốt phải biểu dương, khen thưởng, thậm chí phong danh hiệu anh hùng cho doanh nghiệp tư nhân...”, đó là ý kiến của Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng trong phát biểu khai mạc hội nghị Trung ương 10, sáng 16.5.

Đã là công dân Việt Nam thì cho dù là làm doanh nghiệp nhà nước hay kinh doanh tư nhân cũng làm giàu cho bản thân, cho xã hội, đều đóng góp cho đất nước. Đến nay, không thể còn não trạng nhìn tư nhân là "con buôn", là gian thương, nhìn ông chủ tư nhân là những kẻ "bóc lột".

Doanh nghiệp nhà nước làm ăn hiệu quả thì được phong danh hiệu anh hùng, vậy thì doanh nghiệp tư nhân làm ăn giỏi tại sao lại không phải là anh hùng?

Ghi nhận công lao, đánh giá đúng đóng góp của doanh nghiệp tư nhân không chỉ là tạo lập sự công bằng, mà qua đó, khích lệ, động viên người dân làm ăn, làm giàu cho mình và cho đất nước.

Sự kỳ thị thể hiện như thế nào?

Đó chính là hoạt động của bộ máy nhà nước, can thiệp bằng các quy định bất hợp lý, những điều kiện kinh doanh cản trở, trói buộc, khiến cho người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn trong kinh doanh.

Đó chính là sự quan liêu của cán bộ công chức, không đặt ra nhiệm vụ phải chăm sóc doanh nghiệp tư nhân để doanh nghiệp lớn mạnh, trưởng thành, tạo ra nguồn lực cho đất nước.

Đó chính là vòi vĩnh, nhũng nhiễu, doanh nghiệp bị mất sức, không thể tích lũy tái đầu tư, tái sản xuất. Thậm chí mất niềm tin, không muốn bỏ công sức và tiền bạc để làm ăn lớn. Đây là lý do tại sao mà "doanh nghiệp Việt không chịu lớn".

Cho nên, xóa bỏ sự kỳ thị và đem lại sự công bằng trước hết  là xóa bỏ những điều trên.

Lịch sử đất nước chứng minh Việt Nam có nhiều doanh nhân yêu nước, ngày hôm nay chúng ta cũng có nhiều doanh nhân như vậy.

Hãy tạo điều kiện, thiết kế chính sách phù hợp để kinh tế tư nhân thể hiện được lòng yêu nước của mình một cách thiết thực, đó chính là tạo ra sản phẩm, của cải vật chất, đóng góp ngân sách.

Lê Thanh Phong
TIN LIÊN QUAN

Nhật Bản thay lãnh đạo, mở thời mới

Ngạc Ngư |

Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản (LDP) cầm quyền đã chọn lựa ông Shigeru Ishiba, 67 tuổi, làm chủ tịch mới của đảng, kế nhiệm ông Fumio Kishida.

Bão số 5 Krathon mạnh lên thành siêu bão, đi vào Biển Đông

Ngọc Vân |

Sáng sớm 1.10, bão Krathon (Julian ở Philippines) mạnh lên thành siêu bão, đi vào khu vực Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 5 trong năm 2024.

Bóng chuyền nữ Việt Nam và bài toán về sự đầu tư

HOÀI VIỆT |

Bóng chuyền nữ Việt Nam tiếp tục ghi dấu ấn tại đấu trường châu Á. Từ những giải đấu quốc tế, chúng ta mới hiểu sự cần thiết về đầu tư trong bóng chuyền.

Văn hóa, bối cảnh vùng cao mang đến làn gió mới cho phim Việt

Huyền Chi |

Bối cảnh bản địa, khai thác văn hóa vùng miền thổi một làn gió mới cho phim truyền hình Việt vốn quen thuộc với những câu chuyện hiện đại, gần gũi khán giả đại chúng.

Điện gió ngoài khơi vẫn cứ "xa bờ"

Cường Ngô |

Quy hoạch điện VIII đặt mục tiêu đến năm 2030, công suất điện gió ngoài khơi phải đạt 6.000 MW. Nhưng đến nay các dự án vẫn "giậm chân tại chỗ".

Người dân xóm lưới ở Cần Thơ trông mong mùa nước nổi

MỸ LY - NGÂN TÂM |

Cần Thơ - "Năm nào, chúng tôi cũng mong mau đến mùa nước nổi để có việc làm nhiều, tăng thu nhập” -một nhân công tại làng nghề đan lưới Thơm Rơm bày tỏ.

Chủ tàu du lịch Hạ Long lao đao sau bão Yagi

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Mặc dù hoạt động du lịch đã phục hồi sau bão Yagi, nhưng những chủ tàu du lịch TP Hạ Long bị chìm đắm vẫn gặp rất nhiều khó khăn.

Giao công an xác minh việc "hôi của" trên cao tốc ở Phú Thọ

Tô Công |

Phú Thọ - UBND huyện Cẩm Khê giao Công an và chính quyền xã Minh Tân xác minh, làm rõ thông tin "hôi của" trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai.