Hóa giải nỗi sợ kim tiêm để có thể tiêm vaccine COVID-19

NGỌC ANH (THEO HEALTH) |

Theo báo cáo từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), chứng sợ kim tiêm được biết đến với tên gọi “Trypanophobia”, đây là một nỗi sợ thực sự ảnh hưởng đến khoảng 25% người trưởng thành, khiến khoảng 7% người trong số họ luôn né tránh việc tiêm chủng.

Chứng sợ kim tiêm (Trypanophobia) là gì?

Trypanophobia là chứng sợ kim tiêm, liên quan đến một loạt các thủ tục y tế, bao gồm tiêm chủng, lấy máu, cần truyền dịch qua đường tĩnh mạch và gây mê. Đây cũng được phân loại là một chứng rối loạn lo âu.

Theo Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ: “Một nỗi ám ảnh cụ thể sẽ bắt đầu như một cảnh báo hợp lý, lành mạnh và có lợi về mặt tiến hóa rằng điều gì đó nguy hiểm có thể đang xảy ra”. Tuy nhiên, Petros Levounis, giáo sư và chủ nhiệm Khoa Tâm thần tại Trường Y khoa Rutgers, New Jersey cho rằng: “Cơ chế bảo vệ ban đầu bình thường này, nhằm bảo vệ cá nhân khỏi bị tổn hại, có thể tăng cường và cuối cùng chuyển sang chứng rối loạn tâm thần suy nhược”.

Triệu chứng của Trypanophobia

Ảnh: Friday Magazine
Ảnh: Friday Magazine

Một phân tích tổng hợp các dữ liệu khoa học có sẵn được công bố trên tạp chí SAGE Open Nutrition, đã liệt kê những dấu hiệu của chứng trypanophobia, bao gồm:

  • Nhịp tim và huyết áp tăng đột ngột khi nhìn thấy kim tiêm
  • Ngay lập tức tim đập chậm lại và giảm huyết áp
  • Ngất xỉu
  • Lo lắng tột độ không giải thích được
  • Băn khoăn với các thủ thuật liên quan đến kim tiêm
  • Hoảng loạn

Làm gì để vượt qua nỗi sợ kim tiêm?

Trước khi tiêm chủng

Trước hết, hãy đặt lịch hẹn. “Làm nhiều hơn và ít suy nghĩ hơn là một cách quan trọng để vượt qua nỗi sợ hãi của bạn. Hãy cố gắng không nghĩ về nó”, Thea Gallagher, giám đốc phòng khám tại Trung tâm Điều trị và Nghiên cứu Lo âu tại Trường Y Perlman của Đại học Pennsylvania nói.

Lo lắng - thậm chí là ám ảnh - về buổi tiêm sắp tới sẽ không mang lại lợi ích gì cho bạn hoặc sức khỏe tâm thần của bạn. Thay vào đó, hãy tập trung vào lợi ích to lớn của việc tiêm phòng, Alicia H. Clark, nhà tâm lý học và tác giả cuốn sách Hack Your Anxiety cho lời khuyên.

Nếu có xu hướng ngất xỉu khi nhìn thấy kim tiêm hoặc lo lắng về việc ngất xỉu, Tiến sĩ Levounis gợi ý thực hiện kỹ thuật quản lý căng thẳng: hãy căng các cơ ở cánh tay, thân mình và chân, rồi giữ cho đến khi cảm thấy ấm. Sau đó, thả lỏng sự căng thẳng và đợi trong 20 đến 30 giây để cơ thể trở lại bình thường.

Ngoài ra, hãy luôn nhắc nhở bản thân rằng tiêm vaccine COVID-19 "sẽ mất khoảng một giây".

Khi ở điểm tiêm chủng

Tiến sĩ Clark gợi ý, hãy đánh lạc hướng bản thân trong lúc đợi đến lượt để tiêm. Tiến sĩ Mayer nói: “Mất tập trung là điều tuyệt vời. Hãy rút tai nghe ra và xem video trên điện thoại hoặc nghe những bản nhạc với âm thanh lớn, bất cứ điều gì có thể làm để chặn nỗi sợ kim tiêm”.

Ảnh: Healthline
Ảnh: Healthline

Trước khi tiêm, hãy tập thở bằng cơ hoành hoặc thậm chí bóp một vật gì đó giống như một quả bóng căng. Tốt nhất, đừng nên nhìn vào kim tiêm.

Sau khi tiêm vaccine

Tiến sĩ Gallagher khuyên bạn nên tự vỗ nhẹ vào lưng và tự thưởng cho mình một thứ gì đó đặc biệt để kỷ niệm chiến công của bạn.

Ngoài ra, đây là một thời điểm tốt để suy nghĩ về cách bạn đã trải qua trải nghiệm đó mà không bị tổn hại như thế nào. Và, vì vaccine COVID cần hai mũi tiêm, Tiến sĩ Gallagher khuyên rằng nên bắt đầu lập kế hoạch ngay từ bây giờ cho những gì bạn sẽ làm để trấn an cho bản thân sau khi tiêm liều vaccine thứ hai.

Tiến sĩ Clark nói rằng nếu thực sự đang gặp khó khăn trong việc đi đến địa điểm tiêm chủng, thì việc nói chuyện với một chuyên gia sức khỏe tâm thần có thể hữu ích vì họ sẽ đưa ra các kỹ thuật được cá nhân hóa cho bạn.

NGỌC ANH (THEO HEALTH)
TIN LIÊN QUAN

Bị tăng huyết áp có nên tiêm vaccine COVID-19 không và cần chú ý những gì?

AN AN |

Bệnh nhân tăng huyết áp cũng như các bệnh nhân mắc các bệnh tim mạch mạn tính khác có nguy cơ xuất hiện các biến chứng nặng thậm chí tử vong cao hơn khi mắc COVID-19. Vậy nhóm bệnh nhân này có nên tiêm vaccine COVID-19 hay không là điều mà rất nhiều bạn đọc quan tâm.

Thời gian chờ tiêm vaccine COVID-19 mũi 2 cách mũi 1 bao lâu?

LÂM ANH |

Hầu hết các loại vaccine COVID-19 hiện nay đều tiêm 2 liều. Khoảng cách giữa 2 liều được thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Vì sao sau khi tiêm vaccine COVID-19 phải dùng các biện pháp tránh thai?

NGỌC ANH (THEO INDIA EXPRESS) |

Các chuyên gia y tế khuyến cáo cả đàn ông và phụ nữ đều nên sử dụng các biện pháp tránh thai sau khi tiêm liều vaccine COVID-19 thứ 2. Vì sao lại như vậy?

Diễn viên Mạnh Quân: Tôi lợi thế và cũng bất lợi khi trẻ đẹp

NHÓM PV |

Trong chương trình Cà phê chiều thứ 7, diễn viên Mạnh Quân có cuộc trò về về cuộc sống, sự nghiệp sau hành trình dài kể từ "Nhật ký Vàng Anh".

Bác sĩ bật khóc khi hiến tặng giác mạc của mẹ

Lệ Hà |

Người bác sĩ quân y ôm mẹ lần cuối cùng sau khi hiến tặng giác mạc của mẹ để mang lại ánh sáng cho người khác.

12 người lao động nhận tiền lương sau phản ánh của Lao Động

Hữu Long |

Khánh Hòa - Sau khi Báo Lao Động phản ánh về việc nợ lương, Công ty TNHH Xây dựng 189 tại Nha Trang đã thanh toán toàn bộ tiền nợ cho người lao động, kỹ sư.

Dự báo giá vàng thời gian tới, đầu tư như nào để chốt lời?

Hoàng Xuyến - Việt Anh |

Với lộ trình bắt đầu cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, các chuyên gia dự báo giá vàng nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng trong dài hạn.

344 người chết và mất tích, thiệt hại 81.503 tỉ do bão số 3

PHẠM ĐÔNG |

Siêu bão số 3 đã làm cho 344 người chết và mất tích, tổng thiệt hại kinh tế ước tính ban đầu 81.503 tỉ đồng.

Bị tăng huyết áp có nên tiêm vaccine COVID-19 không và cần chú ý những gì?

AN AN |

Bệnh nhân tăng huyết áp cũng như các bệnh nhân mắc các bệnh tim mạch mạn tính khác có nguy cơ xuất hiện các biến chứng nặng thậm chí tử vong cao hơn khi mắc COVID-19. Vậy nhóm bệnh nhân này có nên tiêm vaccine COVID-19 hay không là điều mà rất nhiều bạn đọc quan tâm.

Thời gian chờ tiêm vaccine COVID-19 mũi 2 cách mũi 1 bao lâu?

LÂM ANH |

Hầu hết các loại vaccine COVID-19 hiện nay đều tiêm 2 liều. Khoảng cách giữa 2 liều được thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Vì sao sau khi tiêm vaccine COVID-19 phải dùng các biện pháp tránh thai?

NGỌC ANH (THEO INDIA EXPRESS) |

Các chuyên gia y tế khuyến cáo cả đàn ông và phụ nữ đều nên sử dụng các biện pháp tránh thai sau khi tiêm liều vaccine COVID-19 thứ 2. Vì sao lại như vậy?