Khuyến cáo khi xảy ra sự cố, nên bình tĩnh xử lý theo các bước sau đây để tránh bị phơi nhiễm HIV:
Không được nặn máu ở vết kim đâm vì sẽ làm máu đi ngược vào trong. Rửa nhẹ vết kim đâm dưới vòi nước, sát trùng bằng xà phòng hoặc cồn.
Trong 24h phải đến cơ sở y tế để được xử lý nhanh và đúng cách nhất. Nêu rõ tình huống xảy ra tai nạn, tình trạng của vật gây tổn thương như bơm kim tiêm cũ hay mới, có dính máu không, cách đã sơ cứu... cho y bác sĩ biết.
Không tự ý mua thuốc để sử dụng. Người bị phơi nhiễm HIV cần làm xét nghiệm ngay sau khi xảy ra tai nạn.
Thuốc chống phơi nhiễm HIV chỉ có tác dụng trong vòng 72h, uống liên tục trong vòng 4 tuần. Sau 4 - 6 tuần, 3 tháng và 6 tháng phải xét nghiệp HIV một lần. Nếu sau 6 tháng kể từ thời điểm xảy ra tai nạn, kết quả xét nghiệm âm tính thì có thể yên tâm không nhiễm HIV/AIDS.
HIV là virus sống trong tế bào, ở môi trường bên ngoài không thể sống quá vài giờ. Nếu trong bơm kim tiêm có máu, chúng có thể sống đến một tuần. Theo nhiều nghiên cứu, tỉ lệ lây nhiễm HIV/AIDS khi giẫm hoặc bị vật dụng nghi dính máu HIV đâm phải là rất thấp, chỉ khoảng 0,3 - 0,5%, bởi HIV xâm nhiễm vào cơ thể phải đủ lớn mới có thể gây bệnh.