1. Bữa ăn sáng
Một số người có thói quen ăn sáng trong vòng vài giờ đầu tiên sau khi dậy, hoặc có ngày đợi đến cuối buổi khi cảm giác thèm ăn của họ cao hơn rồi mới ăn, thậm chí là bỏ bữa sáng.
Một vài nghiên cứu của Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia Hoa Kỳ cho thấy rằng, việc bỏ bữa sáng có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ. Cụ thể hơn, bỏ bữa sáng có thể khiến bạn ăn nhiều hơn vào bữa trưa, khó duy trì được cân nặng.
Bữa sáng cũng là một bữa rất quan trọng. Buổi sáng thường là thời gian tập trung cao độ để làm việc và học tập. Vì thế, đòi hỏi cần phải có một lượng chất glucose chuyển hóa lên não. Đây là nguồn năng lượng chính giúp não hoạt động hiệu quả. Theo đó, một bữa ăn sáng đầy đủ chất là rất quan trọng để dung nạp các dưỡng chất cần thiết nhất.
Từ 6-10h sáng sẽ là thời điểm lý tưởng để dùng bữa đầu tiên trong ngày.
2. Bữa ăn trưa
Theo Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia Hoa Kỳ, bữa trưa sớm có thể góp phần tạo ra một hệ vi sinh vật khỏe mạnh hơn, tập hợp vi khuẩn trong ruột và cơ thể.
Sự trao đổi chất của bạn đạt đỉnh mỗi ngày trong khoảng thời gian từ 10h sáng đến 2h chiều. Hãy cố gắng ăn trưa càng sớm càng tốt để tận dụng chức năng tiêu hóa mạnh mẽ hơn của cơ thể vào thời điểm này.
3. Bữa ăn tối
Bạn nên ăn tối khoảng 4-5 giờ sau khi ăn trưa. Khoảng thời gian lý tưởng là từ 5-6h chiều.
Tránh các bữa ăn nhiều calo ngay trước khi đi ngủ hoặc ăn suốt đêm. Nếu làm được, bạn sẽ thấy sự thay đổi đáng kể về sức khỏe tổng thể.
Một nghiên cứu của Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia Hoa Kỳ ở 8.000 người trưởng thành liên quan đến việc ăn khuya cho thấy phần đa mọi người sẽ bị rối loạn lipid máu, khiến lượng mỡ trong máu cao hơn. Thậm chí nó còn là một yếu tố nguy cơ gây nên các bệnh mãn tính.
Những người ăn bữa tối muộn với sẽ dễ tăng cân và ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa glucose của cơ thể.