Tin vui đầu năm cho 36 người phơi nhiễm HIV do cứu người ở Kon Tum

Thùy Linh |

Ngày 1.1, thông tin từ Cục Phòng chống HIV/ AIDS- Bộ Y tế cho biết, Trung tâm phòng chống HIV AIDS- Sở Y tế tỉnh Kon Tum vừa báo cáo kết quả xét nghiệm HIV lần 4 sau 6 tháng phơi nhiễm HIV trong vụ tai nạn ngày 30.6.2017 tại xã Đăk Hring, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum. Rất may mắn, không có trường hợp nào nhiễm HIV.

Theo đó, xét nghiệm HIV lần 1 trước 72 giờ trên 36 trường hợp cho kết quả âm tính với HIV. Xét nghiệm HIV lần 2 sau 30 ngày phơi nhiễm, xét nghiệm lần 3 sau 3 tháng phơi nhiễm trên 36 bệnh nhân đều âm tính với HIV.  

Cả 36 trường hợp được điều trị phơi nhiễm bằng ARV theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế. Các buổi tư vấn hỗ trợ tâm lý, truyền thông can thiệp dự phòng phơi nhiễm HIV cho các đối tượng và gia đình, cấp phát gần 500 bao cao su… Trung tâm cũng hoàn thiện hồ sơ, tham mưu Hội đồng phơi nhiễm HIV, tổ chức họp hội đồng, trình Giám đốc Sở Y tế cấp giấy chứng nhận bị phơi nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp theo quy định cho 36 trường hợp.

Theo lãnh đạo Cục Phòng chống HIV/AIDS, sau 6 tháng, kết quả xét nghiệm HIV cho thấy 36 trường hợp đều âm tính với HIV. Như vậy, rất may mắn đã không có trường hợp nào nhiễm HIV sau 6 tháng bị phơi nhiễm HIV do tai nạn rủi ro trong vụ tai nạn ngày 30.6 tại xã Đăk Hring, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum. Đến nay, những người phơi nhiễm với HIV trong vụ cấp cứu tai nạn xe khách đã có thể hoàn toàn yên tâm về tình trạng phơi nhiễm của mình.

Trước đó, ngày 30.6.2017 một vụ tai nạn xe khách nghiêm trọng đã xảy ra tại xã Đăk Hring, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum) làm 4 người chết và 10 người bị thương. Trong số những người bị nạn, có một nạn nhân bị nhiễm HIV, đang được điều trị bằng thuốc ARV.

Sau khi xảy ra vụ tai nạn, các y - bác sĩ công tác tại Trung tâm Y tế H.Đắk Hà (Kon Tum) và người dân tham gia cấp cứu người bị tai nạn giao thông và đã bị phơi nhiễm HIV.

Từ sự việc trên, Bộ Y tế cho biết, khi người dân hoặc người làm nhiệm vụ phát hiện bị phơi nhiễm HIV, cần phải đến các cơ sở y tế để được tư vấn, xét nghiệm và điều trị.

Theo đó, người bị phơi nhiễm HIV cần phải đến ngay các cơ sở y tế để được đánh giá về tình trạng nhiễm HIV và điều trị dự phòng sau phơi nhiễm càng sớm càng tốt, tốt nhất là trong vòng 72 giờ đầu sau phơi nhiễm HIV. Tuy nhiên, người bị phơi nhiễm vẫn cần thực hiện các biện pháp dự phòng lây nhiễm cho người khác. Sau 6 tháng xét nghiệm HIV mà cho kết quả âm tính, người bị phơi nhiễm HIV có thể hoàn toàn chắc chắn rằng không bị lây nhiễm HIV.

Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

Thêm 11 người đề nghị được điều trị phơi nhiễm HIV sau vụ TNGT ở Kon Tum

ĐÌNH VĂN |

Ngày 3.7, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Kon Tum cho biết, đã có thêm 11 người đề nghị được điều trị dự phòng chống phơi nhiễm HIV sau khi cấp cứu người bị nạn trong vụ tai nạn hôm 30.6, tại xã Đắc Hrinh (huyện Đắc Hà).

Vụ cứu người TNGT ở Kon Tum: Bác sĩ vòi tiền người nghi phơi nhiễm HIV?

Lệ Hà |

Việc cứu nạn nhân bị tai nạn giao thông ở Kon Tum đã khiến 24 người là y bác sĩ và người dân tiếp xúc với máu của một nạn nhân nhiễm HIV. Tuy nhiên, những người dân tham gia cứu nạn - không thuộc diện cấp phát thuốc chống phơi nhiễm HIV miễn phí - đã phải bỏ tiền mua thuốc với giá cao gấp 5 lần thị trường.

Bộ Y tế yêu cầu cấp thuốc miễn phí cho các trường hợp phơi nhiễm HIV khi cứu người

Thùy Linh |

Theo thông tin Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế, vụ tai nạn giao thông ở Kontum ngày 30.6 vừa qua có 1 nạn nhân tử vong là người nhiễm HIV. Khi đưa đi cấp cứu thì chưa biết là người nhiễm HIV nên mọi người không phòng hộ. Trong khi cấp cứu người bị nạn, có 17 y bác sỹ và 7 người dân liên quan bị nghi ngờ phơi nhiễm HIV khi làm nhiệm vụ cấp cứu, vận chuyển bệnh nhân vào viện, tiếp xúc trực tiếp với máu của người nhiễm.

Giá vàng cao kỷ lục, chọn kênh đầu tư nào để tránh mạo hiểm?

Hoàng Xuyến - Việt Anh |

Theo các chuyên gia, trong bối cảnh giá vàng tăng cao, người dân nên cẩn trọng khi đầu tư vào vàng. Dự kiến, chứng khoán là một thị trường đầu tư tiềm năng.

Hàng trăm người chui rào đập thủy điện, đổ xô bắt cá khủng

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Hàng trăm người dân đổ xô xuống đập tràn của hồ Thủy điện Trị An để bắt cá khủng, kiếm tiền triệu.

Chưa rõ nguyên nhân hơn 40 người ở chung cư nghi ngộ độc

QUANG ĐẠI |

Nghệ An – Cơ quan chức năng đang tiếp tục xác minh nguyên nhân vụ hơn 40 người ở chung cư Golden City 3 (Nghi Phú, TP Vinh) có biểu hiện ngộ độc.

Thanh niên tử vong khi livestream cảnh báo sạt lở QL2

Lam Thanh |

Hà Giang - Vụ sạt lở trên QL2 đoạn qua xã Việt Vinh (huyện Bắc Quang) đã vùi lấp nhiều người và phương tiện.

Lực lượng chức năng căng mình phân luồng cầu phao Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Ngày 30.9, khi cầu phao Phong Châu thông xe, lưu lượng phương tiện đổ về rất đông, các lực lượng chức năng phải căng mình điều tiết giao thông.

Thêm 11 người đề nghị được điều trị phơi nhiễm HIV sau vụ TNGT ở Kon Tum

ĐÌNH VĂN |

Ngày 3.7, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Kon Tum cho biết, đã có thêm 11 người đề nghị được điều trị dự phòng chống phơi nhiễm HIV sau khi cấp cứu người bị nạn trong vụ tai nạn hôm 30.6, tại xã Đắc Hrinh (huyện Đắc Hà).

Vụ cứu người TNGT ở Kon Tum: Bác sĩ vòi tiền người nghi phơi nhiễm HIV?

Lệ Hà |

Việc cứu nạn nhân bị tai nạn giao thông ở Kon Tum đã khiến 24 người là y bác sĩ và người dân tiếp xúc với máu của một nạn nhân nhiễm HIV. Tuy nhiên, những người dân tham gia cứu nạn - không thuộc diện cấp phát thuốc chống phơi nhiễm HIV miễn phí - đã phải bỏ tiền mua thuốc với giá cao gấp 5 lần thị trường.

Bộ Y tế yêu cầu cấp thuốc miễn phí cho các trường hợp phơi nhiễm HIV khi cứu người

Thùy Linh |

Theo thông tin Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế, vụ tai nạn giao thông ở Kontum ngày 30.6 vừa qua có 1 nạn nhân tử vong là người nhiễm HIV. Khi đưa đi cấp cứu thì chưa biết là người nhiễm HIV nên mọi người không phòng hộ. Trong khi cấp cứu người bị nạn, có 17 y bác sỹ và 7 người dân liên quan bị nghi ngờ phơi nhiễm HIV khi làm nhiệm vụ cấp cứu, vận chuyển bệnh nhân vào viện, tiếp xúc trực tiếp với máu của người nhiễm.