Tư thế ngồi chéo chân ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng

Nhật Minh (Theo 20min.ch) |

Theo Tạp chí 20 minutes, nhiều người có thói quen bắt chéo chân khi đang ngồi làm việc hay đơn giản chỉ là tán gẫu cùng bạn bè. Họ cho rằng tư thế này rất thoải mái. Tuy nhiên, tư thế này có thể gây ra một số vấn đề liên quan đến sức khỏe.

1. Bắt chéo chân không phải là một tư thế ngồi được khuyến khích

Tư thế bắt chéo chân khi ngồi được không ít người cho là thanh lịch. Tuy nhiên, việc bắt chéo chân có thể làm xấu đi tư thế tổng thể của cơ thể. Một nghiên cứu của Hàn Quốc cho thấy, hành động trên có thể khiến xương chậu hơi nghiêng, làm căng cột sống, căng các đĩa đệm cũng như cơ cổ và gây căng thẳng nhiều hơn cho cơ lưng. Nhìn chung, ngồi bắt chéo chân trong một khoảng thời gian dài không tốt cho cơ thể.

2. Bắt chéo chân có thể gây suy tĩnh mạch

Đối với những người bình thường, việc bắt chéo chân không gây dãn tĩnh mạch. Tuy nhiên, Tiến sĩ Jon Modrall - bác sĩ phẫu thuật mạch máu tại Trường Đại học Y khoa Arkansas từng có những chia sẻ trên tờ Medical Daily rằng, đối với những người dễ mắc chứng giãn tĩnh mạch và có nguy cơ mắc các vấn đề về mạch máu nên từ bỏ thói quen bắt chéo chân, vì tư thế này làm tăng áp lực lên mạch máu và có thể dẫn đến chứng giãn tĩnh mạch nhanh hơn.

3. Bắt chéo chân thường xuyên có thể làm tăng huyết áp

Một nghiên cứu cho thấy rằng bắt chéo chân thực sự có thể làm tăng huyết áp. Tuy nhiên, hiệu ứng này chỉ là tạm thời và biến mất ngay khi bạn thay đổi vị trí của chân. Tuy nhiên, nếu bạn bị bệnh huyết áp cao hoặc bệnh tim mạch, bạn vẫn nên áp dụng một tư thế ngồi khác.

4. Ngồi bắt chéo chân thường xuyên có thể ảnh hưởng xấu đến chất lượng tinh trùng

Giáo sư Adam Taylor của Đại học Lancaster đã chia sẻ với Daily Mail rằng, bắt chéo chân có thể làm giảm số lượng tinh trùng ở nam giới và làm giảm chất lượng tinh trùng, khiến việc thụ tinh tự nhiên trở nên khó khăn hơn. Bời vì tư thế ngồi chéo chân sẽ làm tăng nhiệt độ của tinh hoàn.

Nhật Minh (Theo 20min.ch)
TIN LIÊN QUAN

Hệ luỵ không phải ai cũng biết khi ngồi bắt chéo chân

Đặng Xuân Thắng (Theo WebMD) |

Kiểu ngồi bắt chéo chân là một tư thế ngồi khá phổ biến, nhất là ở phái nữ. Tuy nhiên, kiểu ngồi này gây một số tác động không tốt mà không phải ai cũng biết.

Kỷ luật một số cán bộ vi phạm ở Phú Yên

Hoài Luân |

Phú Yên - Ngày 7.10, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy Phú Yên đã có thông báo kết quả kỳ họp lần thứ 25 của UBKT Tỉnh ủy (khóa XVII).

Đoàn cấp cao Tổng LĐLĐVN làm việc với Liên hiệp toàn quốc các CĐ Nhật Bản

Ban Đối ngoại |

Đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN dẫn đầu Đoàn đại biểu Tổng Liên đoàn thăm và làm việc tại Nhật Bản từ 3 - 7.10.

Xem xét công tác nhân sự và chuẩn bị Kỳ họp thứ 8 Quốc hội

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh phiên họp thứ 38 là giai đoạn nước rút để hoàn tất các nội dung chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 8 sẽ khai mạc vào ngày 21.10.

Tái khởi động dự án hơn 17 tỉ đồng sau phản ánh của Lao Động

THANH BÌNH - QUANG ĐẠT |

Sau phản ánh của Báo Lao Động, dự án hơn 17 tỉ đồng sửa chữa con đường lầy lội vào xã nông thôn mới đầu tiên tại Điện Biên đã được tái khởi động.

Việt Nam đón lượng khách quốc tế vượt cả năm 2023

Ý Yên |

9 tháng đầu năm 2024, tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 12,7 triệu lượt, cao hơn con số 12,6 triệu lượt cả năm 2023.

Ngành lọt top 2 về thu hút vốn FDI gọi tên bất động sản

Thạch Lam |

Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), 9 tháng năm 2024, bất động sản là ngành đứng thứ 2 về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Giá vàng hôm nay 7.10: Giá vàng nhẫn đột ngột sụt giảm

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 7.10: Giá vàng nhẫn trơn trong nước giảm nhẹ. Giá vàng thế giới tiếp tục đi xuống.

Hệ luỵ không phải ai cũng biết khi ngồi bắt chéo chân

Đặng Xuân Thắng (Theo WebMD) |

Kiểu ngồi bắt chéo chân là một tư thế ngồi khá phổ biến, nhất là ở phái nữ. Tuy nhiên, kiểu ngồi này gây một số tác động không tốt mà không phải ai cũng biết.