Chuyện dọc đường: Những người bạn không trùm niqab

MỸ HẰNG |

Khủng bố ở Manchester, khủng bố ở Paris, khủng bố ở Kabul hay Manila... Thủ phạm là những tay súng Hồi giáo trẻ…

Mỗi lần nghe những dòng tin ấy là tôi lại nhớ đến các bạn, những người bạn Hồi giáo tôi từng gặp trong nghề của mình.

Tôi gặp chàng trai Ethiopia ấy ở giữa Berlin. Những khóa học ngắn vài tháng quy tụ các nhà báo, nhà nghiên cứu trẻ từ Châu Á và Châu Phi là dịp để chúng tôi lắng nghe những câu chuyện từ các nền văn hóa.

Anh bạn Ethiopia lớp khác, và chúng tôi chỉ có chừng gần 1 tiếng trò chuyện với nhau trong lúc chờ lấy đồ trong phòng giặt của trường. Tôi bảo từ Việt Nam đến, anh gật đầu, à, tôi biết rồi, Việt Nam, Điện Biên Phủ, Hồ Chí Minh, Đổi mới... Anh hỏi lại tôi có biết Ethiopia không, tôi ngượng, khẽ lắc đầu. Anh là người Hồi giáo ở Ethiopia, tôn giáo chiếm số ít hơn so với người Cơ đốc giáo. Giờ tôi chẳng nhớ tên anh, chỉ nhớ rằng cái tên đó, theo anh dịch sang tiếng Anh, có nghĩa là “phép màu”. Gặp anh, hay những người bạn khác từ khắp nơi trên thế giới, cũng là một phép màu.

Cùng lớp với tôi có Lola từ Jordan. Quen với hình ảnh trên TV, những người phụ nữ Trung Đông trùm niqab che kín mặt, tôi có chút lạ lẫm với Lola. Tóc cô vàng óng, xoăn tít, đổ ngang lưng trông rất gợi cảm. Lola thích mặc sơ mi trắng với quần jeans, khuy ngực trễ nải, móng tay đỏ chót và môi cũng đỏ chót. Cô luôn sôi nổi, và thường trực trên những ngón tay là điếu thuốc. “Quen rồi” - cô bảo. “Lola, Lolita” - cô tự nhận mình như thế, cô bé Lolita nổi loạn trong tiểu thuyết của Nabokov. “Làm sao cậu là người Hồi giáo mà cậu nghịch thế hả Lola” - tôi hỏi. Cô đáp: “Tớ hút thuốc, sơn móng tay, nhưng tớ không nghĩ xấu, không làm việc xấu, lao động chăm chỉ - thế là đúng những lời răn của đạo Hồi rồi”.

Lola không giấu rằng cô thích Shazeb, anh bạn từ Pakistan, một nhà báo tài năng và năng động. Shazeb ít nói, rất sắc sảo về nghề, anh đã nhận một vài giải thưởng báo chí quốc tế về môi trường. Lớp học ngắn, cả Shazeb và Lola đều chưa có gia đình, và chúng tôi đều thấy Shazeb biết sự quan tâm của Lola, còn anh thì cư xử một cách trìu mến và bao dung như với một cô gái vừa lớn. Thỉnh thoảng nghe những vụ đánh bom ở Pakistan, nhưng Shazeb bảo, cuộc sống vẫn diễn ra thôi, và Islamabad của anh rất thanh bình, nhiều cây xanh, anh và bạn bè vẫn đi làm, vẫn tụ họp, vẫn viết và sống. Mỗi lần nhớ đến anh là nhớ đến một người Hồi giáo ôn hòa, làm việc hết mình, sâu sắc và trầm tĩnh.

Stevie đến từ Indonesa có vẻ “Hồi giáo” hơn so với Lola, bởi cô hiền lành, tuân thủ các quy định không hút thuốc, không uống bia rượu một cách nghiêm ngặt, cũng có thể vì lúc đó cô đã có gia đình mà mong mãi chưa có con, nên các mối quan tâm ngoài nghề nghiệp của cô khác. Stevie làm việc cho một đài truyền hình, tôi ở cùng phòng với cô, có khi giữa đêm cô phải dậy làm bản tin trực tiếp vì trái múi giờ, tôi hé mắt ra nhìn cô say sưa đọc tin rồi lại ngủ vô tư.

Còn Sasha từ Ghana. À, thực ra Sasha là người Công giáo, vậy mà không hiểu sao ấn tượng về cô lại là cảm giác Hồi giáo. Có thể vì cô hay chơi với Lola, hai tính cách, hai sắc da đối lập. Sasha dịu dàng và có giọng hát trong vắt như thiên thần. Đôi khi chúng tôi ngồi làm bài mê mải và Sasha vô thức cất tiếng hát, tôi thấy như trôi đi thật tự nhiên trong bài hát của cô...

Không dễ dàng gì khi nói về những biến động của thế giới bây giờ. Chỉ có điều tôi vẫn nhớ đến họ, những người bạn Hồi giáo, từng dừng lại ở một vài quãng nào đó trong tuổi trẻ của tôi. Chúng tôi - trong những khóa học nhỏ bé, dù là tôn giáo nào hay phi tôn giáo, đã từng chung những mối quan tâm, chung những hy vọng, chung những yêu mến nhiều đến thế...

MỸ HẰNG
TIN LIÊN QUAN

Chuyện dọc đường: Nhuyễn kiếm

LÊ CHÂN NHÂN |

Ba mươi năm trước, trong một chuyến lên núi Bạch Mã ở Huế luyện võ, tôi có cơ duyên hiểu được chữ “mềm” với một cách hiểu mới, khác với sách vở từng được đọc.

Chuyện dọc đường: Với Lưu Công Nhân

Đỗ Trung Quân |

Tôi quen biết họa sĩ Lưu Công Nhân từ những ngày còn làm việc ở một tờ báo ở TPHCM. Ngoài viết, tôi còn minh họa cho truyện ngắn cuối tuần, việc minh họa của tôi được hiểu như “lính cứu hoả”, khi những họa sĩ cộng tác với báo bận rộn hay vắng mặt thì tôi đảm nhận “chữa cháy“ cho kịp ra báo, ngang xương tôi trở thành “họa sĩ”.

Khuyến cáo khẩn cấp công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon

Thanh Hà |

Công dân Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Lebanon được khuyến cáo rời khỏi quốc gia này khi các chuyến bay thương mại vẫn còn hoạt động.

Kiểm toán cung cấp hàng trăm tài liệu cho cơ quan điều tra

CAO NGUYÊN |

Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn cho biết, năm 2023, đã cung cấp hơn 800 tài liệu cho Ủy ban kiểm tra và cơ quan điều tra.

Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị làm việc tại Sơn La

Minh Nguyễn |

Bộ Chính trị đã triển khai kiểm tra việc tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đối với Tỉnh ủy Sơn La.

Người dân Thanh Hóa đổ xô ra cầu Hàm Rồng xem nước lũ

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Nước từ thượng nguồn đổ về khiến mực nước sông Mã dâng cao, nhiều người dân ở TP Thanh Hóa đã tập trung ra cầu Hàm Rồng xem nước lũ.

Cập nhật các tỉnh công bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai

Nhóm PV |

Sau ảnh hưởng nặng nề của mưa lũ do bão số 3, số 4, Thanh Hóa là tỉnh thành tiếp tục phải công bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai.

Lý do bà chủ Xuyên Việt Oil chiếm dụng được 219 tỉ đồng

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil bị cáo buộc không nộp 219 tỉ đồng tiền Quỹ Bình ổn giá xăng dầu cho Nhà nước.

Chuyện dọc đường: Nhuyễn kiếm

LÊ CHÂN NHÂN |

Ba mươi năm trước, trong một chuyến lên núi Bạch Mã ở Huế luyện võ, tôi có cơ duyên hiểu được chữ “mềm” với một cách hiểu mới, khác với sách vở từng được đọc.

Chuyện dọc đường: Với Lưu Công Nhân

Đỗ Trung Quân |

Tôi quen biết họa sĩ Lưu Công Nhân từ những ngày còn làm việc ở một tờ báo ở TPHCM. Ngoài viết, tôi còn minh họa cho truyện ngắn cuối tuần, việc minh họa của tôi được hiểu như “lính cứu hoả”, khi những họa sĩ cộng tác với báo bận rộn hay vắng mặt thì tôi đảm nhận “chữa cháy“ cho kịp ra báo, ngang xương tôi trở thành “họa sĩ”.