Công nghệ số và kinh tế số là điểm sáng trong đại dịch

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Trong 2 năm đầy khó khăn vì COVID-19 vừa qua, công nghệ số và kinh tế số là điểm sáng, góp phần quan trọng giúp đời sống kinh tế, xã hội của đất nước được vận hành liên tục.

Chiều 20.4, tại Hà Nội, buổi Tọa đàm "Vai trò của nền tảng số trong phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch" đã diễn ra.

Toạ đàm do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức nhằm tạo diễn đàn lấy ý kiến đại biểu Quốc hội, các chuyên gia kinh tế, nhà quản lý về vai trò đòn bẩy của nền tảng số đối với phục hồi kinh tế Việt Nam sau đại dịch COVID-19.

 
Bà Phạm Thị Thanh Huyền - Phó Tổng Biên tập Phụ trách Báo Đại biểu Nhân dân. Ảnh: BTC

Phát biểu khai mạc tọa đàm, Phó Tổng Biên tập Phụ trách Báo Đại biểu Nhân dân Phạm Thị Thanh Huyền cho biết, Việt Nam hướng tới trở thành quốc gia số hàng đầu khu vực, ổn định và thịnh vượng; phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp. Mục tiêu cụ thể là đưa kinh tế số chiếm 20% GDP vào năm 2025 và Việt Nam thuộc nhóm 70 quốc gia dẫn đầu về Chính phủ điện tử.

"Trong 2 năm đầy khó khăn vì COVID-19 vừa qua, công nghệ số và kinh tế số là điểm sáng, góp phần quan trọng giúp đời sống kinh tế, xã hội của đất nước vận hành liên tục, giảm nhẹ đáng kể những cú sốc do phong tỏa, cách ly chống dịch gây ra" - bà Phạm Thị Thanh Huyền nói.

Theo bà Huyền, ưu tiên của Quốc hội cho kinh tế số rất xác đáng bởi đây là một động lực tăng trưởng mới của đất nước. Trong ngắn hạn, kinh tế số và công nghệ số sẽ góp phần giúp nền kinh tế chống đỡ, ứng phó, và phục hồi giai đoạn hậu COVID-19.

Về dài hạn, đây là chìa khoá giải bài toán năng suất lao động, giúp Việt Nam hiện thực hóa mục tiêu trở thành cường quốc bậc trung phát triển vào năm 2040.

Trong buổi toạ đàm, các khách mời đều đánh giá cao tầm quan trọng của kinh tế số bởi đây là một cơ hội tuyệt vời cho cuộc sống của con người, cho nền kinh tế, nhưng cũng có thể trở thành thảm họa nếu như không vì con người, không mang yếu tố nhân văn.

 
Ông Vũ Tiến Lộc - Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC). Ảnh: PV

Ông Vũ Tiến Lộc - Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) - cho biết, sự xuất hiện của COVID-19 trên toàn thế giới đã thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế số, là động lực thúc đẩy cho chuyển đổi số: Thương mại được cải thiện, thiết lập những tiêu chuẩn quốc tế để người tiêu dùng, doanh nghiệp tham gia, và người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn.

"Nền tảng số trong thời gian dịch bệnh đã giúp người dân tiếp cận với nhiều dịch vụ, giúp kết nối, giúp cho doanh nghiệp đa dạng hóa các mặt hàng và nguồn thu, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ bị tổn thương" - ông Vũ Tiến Lộc nói.

Ông Vũ Tiến Lộc, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC).
Bà Lại Việt Anh - Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương (IDEA). Ảnh: PV

Theo bà Lại Việt Anh - Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương (IDEA), trong 2 năm dịch bệnh COVID-19 bùng phát, nền tảng số đã đóng góp rất lớn cho sự duy trì hoạt động của các doanh nghiệp, bảo đảm được những nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng trong bối cảnh phải giãn cách xã hội nhằm phòng chống dịch.

Minh chứng thể hiện ở những con số như thương mại điện tử vẫn luôn luôn duy trì tốc độ tăng trưởng là 2 con số. Cụ thể, năm 2020, duy trì được tốc độ tăng trưởng là 18%, năm 2021 là 16% và thương mại điện tử Việt Nam vẫn luôn nằm trong nhóm dẫn đầu khu vực Đông Nam Á.

"Những thành tựu này cho thấy sự năng động của các doanh nghiệp Việt Nam và đặc biệt là sự đóng góp rất lớn của thương mại điện tử" - bà Lại Việt Anh nhận định.

Tại tọa đàm, các khách mời cũng đã trao đổi quan điểm, chủ trương của các quốc gia khác đối với kinh tế nền tảng nói chung và các nền tảng số, các giải pháp mà các nước bạn đang triển khai để thúc đẩy kinh tế nền tảng và kinh tế số.

Qua đó đề xuất ý kiến và gợi ý về các chính sách của Quốc hội, cơ chế của Chính phủ để có thể triển khai hỗ trợ sự phát triển của kinh tế nền tảng và các nền tảng số trong quá trình khôi phục kinh tế, cũng như về dài hạn.

HỮU CHÁNH
TIN LIÊN QUAN

Ứng dụng công nghệ số thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia

Trần Tuấn |

Hà Nội - Thứ trưởng  Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Anh Tuấn cho rằng cần đào tạo ứng dụng công nghệ số cho cán bộ chính quyền và nhân dân để thực hiện lồng ghép và có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG).

1.600 tổ công nghệ cộng đồng giúp dân phát triển kinh tế số ở Lạng Sơn

TRẦN TUẤN |

Lạng Sơn - Để thúc đẩy phát triển kinh tế số, Lạng Sơn thành lập các tổ công nghệ cộng đồng về từng thôn, bản. Trưởng thôn, bản sẽ kiêm tổ trưởng tổ công nghệ cộng đồng hướng dẫn bà con phát triển các cửa hàng số, bán nông sản online... Từ chỗ chưa có khái niệm về thương mại điện tử, hiện nhiều người nông dân ở Lạng Sơn đã có doanh thu hàng trăm triệu đồng khi đưa đặc sản của quê hương “lên sàn”.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Phát triển nền tảng số là sứ mệnh quốc gia

Trần Tuấn |

Năm 2021 đã có nhiều hơn các sản phẩm số Việt Nam tiêu biểu, đã hướng vào giải quyết các bài toán Việt Nam, đã có nhiều hơn các sản phẩm đi ra nước ngoài và thứ hạng Việt Nam về công nghệ số đã tăng lên, theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng.

Chủ tịch Quốc hội kiểm tra công tác khắc phục hậu quả mưa lũ ở Thái Nguyên

Lam Thanh |

Ngày 12.9, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã thăm, động viên nhân dân vùng ngập lụt và kiểm tra tình hình khắc phục thiệt hại do mưa lũ tại tỉnh Thái Nguyên.

Chuỗi cà phê nổi tiếng gây tranh cãi vì cách ủng hộ bão lũ

Anh Tuấn |

Bài đăng tải ủng hộ bão lũ của thương hiệu đồ uống nổi tiếng bất ngờ tạo ra những phản ứng trái chiều. Trong chưa đầy 24 giờ, đã có hơn 20 nghìn lượt phẫn nộ.

Hòa Bình xin hỗ trợ 616 tỉ đồng để khắc phục sau bão lũ

Lan Anh |

Tỉnh Hòa Bình đề nghị Chính phủ xem xét hỗ trợ 616 tỉ đồng để khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra.

Khởi tố Chánh văn phòng Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh

Vân Trường |

Chánh Văn phòng Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh cùng thuộc cấp và đồng phạm vừa bị khởi tố.

“Xoay” nguồn tiền bồi thường vụ nứt hàng loạt nhà dân

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Sau khi đồng ý nâng mức bồi thường vì làm nứt nhà dân do thi công nâng cấp Quốc lộ 8A, hiện chủ đầu tư đang lo “xoay” nguồn tiền để chi trả bồi thường.