Bất ổn giá dầu

Song Minh |

Thị trường dầu thô thế giới lại bước vào một tuần bất ổn nữa, do một bên là cuộc chiến đang diễn ra giữa Nga và Ukraina, cùng với việc thành phố Thượng Hải ở Trung Quốc phong tỏa vì COVID-19 và cuộc họp của OPEC trong tuần.

Giá dầu giảm khi Thượng Hải phong tỏa

Giá dầu giảm gần 4% vào đầu giờ giao dịch ngày 28.3 sau thông tin thành phố Thượng Hải của Trung Quốc phong tỏa một phần để ngăn ngừa COVID-19. Giá dầu WTI của Mỹ giảm hơn 4 USD (tương đương 3,7%), giao dịch ở mức 109,59 USD/thùng, giá dầu Brent cũng giảm 3,5% xuống mức 113 USD/thùng.

Ngày 27.3, chính quyền thành phố 25 triệu dân Thượng Hải thông báo sẽ lần lượt đóng cửa từng nửa của thành phố để xét nghiệm COVID-19 hàng loạt trong bối cảnh đang có đợt bùng phát mạnh ở trung tâm tài chính này. Tất cả các công ty và nhà máy sẽ tạm ngừng sản xuất trong hai giai đoạn 9 ngày sau khi thành phố báo cáo kỷ lục hằng ngày mới về số ca nhiễm COVID-19 không triệu chứng là 2.676 ca mới trong ngày 26.3, tăng 18% so với một ngày trước đó. Các phương tiện giao thông công cộng, bao gồm cả dịch vụ gọi xe, cũng sẽ bị đình chỉ trong thời gian đóng cửa.

Theo Reuters, những thông tin từ Thượng Hải khiến giá dầu giảm. Các nhà phân tích tại TD Securities cho biết, nhu cầu dầu của Trung Quốc đã giảm mạnh và đáng chú ý do giao thông đường bộ ở Trung Quốc giảm gần 10% trong tháng, trong bối cảnh sự bùng nổ của Omicron. JP Morgan tuần trước đã hạ kỳ vọng nhu cầu dầu quý II tại Trung Quốc xuống còn 15,8 triệu thùng/ngày.

Trong tuần trước, giá dầu thô tăng mạnh do cuộc chiến ở Ukraina tiếp tục ảnh hưởng đến thị trường. Tuần trước cũng chứng kiến thêm ​​sự gián đoạn nguồn cung tác động đến thị trường. Việc vận chuyển dầu từ đường ống Caspian Pipeline Consortium ở Kazakhstan và Nga đã bị gián đoạn sau khi bão làm hư hại các cơ sở của nó. Dự báo ban đầu là xuất khẩu có thể bị cắt giảm 1 triệu thùng/ngày. Bên cạnh đó, vào ngày 25.3, cơ sở dầu mỏ Aramco ở Saudi Arabia bị tấn công bởi một loạt máy bay không người lái của phiến quân Houthi ở Yemen. Thiệt hại đối với các cơ sở của Aramco được cho là đã gây ra một số gián đoạn nguồn cung trong thời gian ngắn.

OPEC có tăng sản lượng để bù đắp sự gián đoạn nguồn cung của Nga?

Trên thị trường dầu trong tuần này, mọi con mắt sẽ đổ dồn vào cuộc họp cấp bộ trưởng tiếp theo của OPEC vào ngày 31.3 sau khi các nhà lãnh đạo G7 kêu gọi Tổ chức Xuất khẩu Dầu mỏ do Saudi Arabia dẫn đầu tăng sản lượng để bù đắp cho sự gián đoạn nguồn cung từ Nga. Mỹ và G7 đã thúc ép Saudi Arabia và các nước OPEC khác tăng sản lượng kể từ tháng 9. Tuy nhiên, các nước OPEC+, bao gồm Nga, cho đến nay vẫn tuân thủ kế hoạch đã được thống nhất vào năm ngoái là chỉ tăng sản lượng dần dần.

Nhưng khi các nhà phân tích dự báo rằng những biện pháp trừng phạt Nga khiến nước này buộc phải giảm sản lượng tới 3 triệu thùng/ngày kể từ tháng 4, thì OPEC có thể sẽ suy tính nếu thừa nhận việc này khiến sự tuân thủ thỏa thuận OPEC+ hiện tại không còn phù hợp. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích tại Standard Chartered, liệu OPEC có thể tăng đáng kể sản lượng hay không là một vấn đề khác. Tổ chức này đã liên tục không đạt được mục tiêu tăng hằng tháng hiện tại là 400.000 thùng/ngày và công suất dự phòng của OPEC ước tính đã giảm xuống còn từ 2 triệu đến 3 triệu thùng/ngày, tập trung ở Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE).

Các nhà giao dịch dầu mỏ hàng đầu tại Hội nghị thượng đỉnh về hàng hóa của Financial Times ở Lausanne (Thụy Sĩ) vào tuần trước cho rằng ngay cả những số liệu về công suất dự phòng thấp đó cũng đã bị phóng đại và Saudi Arabia đang tuân thủ thỏa thuận của OPEC+ vì không có dầu để cung cấp thêm. Ông Doug King - Giám đốc quỹ Merchant Commodity Fund, dự đoán dầu thô Brent sẽ tăng lên từ 200 đến 250 USD/thùng trong năm nay.

Cảnh báo suy thoái toàn cầu

Trong bối cảnh địa chính trị phức tạp, các nhà kinh tế, nhà phân tích và các nhà đầu tư nổi tiếng cảnh báo rằng nguy cơ suy thoái toàn cầu đang gia tăng, do giá năng lượng tăng vọt, chuỗi cung ứng bị phá vỡ, nguồn cung dầu toàn cầu bị thắt chặt, đặc biệt là nếu xuất khẩu năng lượng của Nga bị cắt trong những tháng tới. Cho đến nay, EU và nền kinh tế lớn nhất của khối là Đức đã miễn cưỡng cấm nhập khẩu năng lượng của Nga hoặc áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với xuất khẩu dầu và khí đốt của Nga. Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho rằng, nếu dừng ngay nhập khẩu năng lượng của Nga sẽ đồng nghĩa với một cuộc suy thoái sâu rộng trên toàn Châu Âu, đặt toàn bộ ngành công nghiệp vào tình trạng nguy hiểm và khiến hàng trăm nghìn người mất việc làm.

Theo trang Oilprice, các nhà phân tích tại McKinsey & Company cũng như các nhà kinh tế từ Phòng Nghiên cứu tại Ngân hàng Dự trữ Liên bang Dallas - Lutz Kilian và Michael D.Plante - cho biết, nếu một phần lớn năng lượng xuất khẩu của Nga vẫn không được đưa ra thị trường trong suốt năm nay, thì suy thoái kinh tế toàn cầu dường như là khó tránh khỏi. Phân tích cũng cảnh báo rằng sự suy thoái này có thể kéo dài hơn so với cuộc suy thoái năm 1991 sau cú sốc nguồn cung dầu do cuộc xâm lược Kuwait của Iraq vào năm 1990.

Theo Chris Lafakis - Giám đốc công ty dịch vụ tài chính Moody’s Analytics - "mọi cuộc suy thoái trong 50 năm qua đều do giá dầu tăng vọt và điều đó lại xảy ra một lần nữa”. Nhà đầu tư tỉ phú Carl Icahn cũng cảnh báo rằng có thể xảy ra suy thoái trong bối cảnh lạm phát gia tăng. "Lạm phát tăng vọt và sự không chắc chắn về nền kinh tế toàn cầu, cộng với cuộc chiến của Nga ở Ukraina có thể đe dọa tăng trưởng kinh tế" - Icahn nói.

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

Thế giới 24h: Đường ống dẫn dầu Nga hỏng, giá dầu có nguy cơ tăng mạnh

DUNG HÀ |

Đường ống dẫn dầu Nga hỏng, giá dầu có nguy cơ tăng mạnh; Tìm thấy hộp đen máy bay Trung Quốc bị rơi; New Zealand dỡ bỏ hầu hết quy định về vaccine COVID-19... là những tin tức quốc tế đáng chú ý nhất trong bản tin Thế giới 24h.

Thêm thiệt hại giáng vào dầu khí Nga, giá dầu có nguy cơ tăng mạnh

Song Minh |

Các chuyên gia cảnh báo giá dầu có nguy cơ tăng mạnh sau khi một trong những đường ống dẫn dầu quan trọng ở Nga bị hỏng.

Nước bán dầu số 1 thế giới nói không chịu trách nhiệm giá dầu cao

Ngọc Vân |

Saudi Arabia tuyên bố giá dầu cao và nguồn cung thấp không phải lỗi của nước này, sau một loạt các cuộc tấn công vào các cơ sở dầu của Riyadh.

Bị thu hồi, trung tâm nông nghiệp ngang nhiên tập kết quặng

Lam Thanh |

Thái Nguyên - Hoạt động kém hiệu quả, Trung tâm Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại TP Thái Nguyên thành bãi chứa quặng, vật liệu xây dựng.

Đào Nhật Tân chết rũ vì bão, nông dân mất trắng hàng tỉ đồng

Minh Thương |

Hà Nội - Sau bão lũ, hàng loạt hộ dân tại làng đào Nhật Tân (quận Tây Hồ) mất trắng cả vườn đào ươm cho vụ Tết, thiệt hại hàng tỉ đồng.

Ứng phó bão số 4, chủ động với các tình huống xấu nhất xảy ra

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu quyết liệt ứng phó bão số 4 theo phương châm "bốn tại chỗ", chủ động xử lý các tình huống xấu nhất có thể xảy ra.

Cầu trên tuyến nối Hòa Bình với Hà Nội bị nứt gãy, sụt mố

Minh Nguyễn |

Hòa Bình - Cầu Ngòi Móng trên tỉnh lộ 445 (tuyến đường nối thành phố Hòa Bình) bất ngờ bị nứt, sụt mố cầu lúc nửa đêm, may mắn không gây thiệt hại về người.

Một số tỉnh cho học sinh nghỉ học tránh bão

NHÓM PV |

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 4, tỉnh Thừa Thiên Huế thông báo cho học sinh toàn tỉnh nghỉ học ngày 19.9 để tránh bão. Tại Quảng Trị, một số địa phương, trường học đã cho học sinh nghỉ học.

Thế giới 24h: Đường ống dẫn dầu Nga hỏng, giá dầu có nguy cơ tăng mạnh

DUNG HÀ |

Đường ống dẫn dầu Nga hỏng, giá dầu có nguy cơ tăng mạnh; Tìm thấy hộp đen máy bay Trung Quốc bị rơi; New Zealand dỡ bỏ hầu hết quy định về vaccine COVID-19... là những tin tức quốc tế đáng chú ý nhất trong bản tin Thế giới 24h.

Thêm thiệt hại giáng vào dầu khí Nga, giá dầu có nguy cơ tăng mạnh

Song Minh |

Các chuyên gia cảnh báo giá dầu có nguy cơ tăng mạnh sau khi một trong những đường ống dẫn dầu quan trọng ở Nga bị hỏng.

Nước bán dầu số 1 thế giới nói không chịu trách nhiệm giá dầu cao

Ngọc Vân |

Saudi Arabia tuyên bố giá dầu cao và nguồn cung thấp không phải lỗi của nước này, sau một loạt các cuộc tấn công vào các cơ sở dầu của Riyadh.