Bị huỷ cấp phép đầu tư, Trung Quốc phản ứng nước chủ nhà

Khánh Minh |

Sau khi hai công ty Trung Quốc bị thu hồi giấy phép khai thác mỏ, Bắc Kinh quay sang “lên lớp” nước chủ nhà Zimbabwe.

Hàng chục con voi chết bí ẩn tại vườn quốc gia vì nghi nhiễm vi khuẩn

Trong nhiều năm, các công ty Trung Quốc đã liên tục nhận được những cáo buộc rằng họ không minh bạch trong hoạt động và đang phá hủy hệ sinh thái trong quá trình tìm kiếm nguyên liệu thô ở Châu Phi.

Nhưng khi Zimbabwe tuần trước thu hồi quyết định cấp phép cho các công ty Trung Quốc khai thác than tại vườn quốc gia Hwange của Zimbabwe, Trung Quốc đã yêu cầu quốc gia Nam Phi phải minh bạch.

SCMP đưa tin, Đại sứ Trung Quốc Guo Shaochun muốn chính phủ Zimbabwe minh bạch hơn và "sử dụng tiền khai thác để phát triển đất nước và cải thiện cuộc sống của người dân”.

“Zimbabwe nên thực thi luật pháp và quy định để tăng tính minh bạch của doanh nghiệp trong khai thác mỏ và thúc đẩy sự tăng trưởng bền vững của các doanh nghiệp” - ông Guo cho biết trong một tuyên bố hôm 10.9.

Đại sứ Trung Quốc cũng muốn tất cả các công ty khai thác mỏ được giám sát để xem họ có hoạt động hợp pháp hay không, liệu họ có tuân thủ các chính sách bảo vệ môi trường và lao động của Zimbabwe hay không, và liệu họ có đang kinh doanh các sản phẩm khoáng sản thông qua các kênh hợp pháp hay không.

Theo SCMP, đây là một động thái “lên lớp” hiếm hoi của một quan chức Trung Quốc, trái ngược với chính sách của Bắc Kinh chống lại việc can thiệp vào các vấn đề đối nội của nước khác. Điều đặc biệt hơn nữa là các công ty Trung Quốc đã từng là tâm điểm tranh cãi về việc khai thác than trong vườn quốc gia Zimbabwe.

Tuần trước, Zimbabwe cấm hai công ty Trung Quốc - Zhongxin Coal Mining Group và Afrochine Smelting - vốn trước đó đã được cấp phép khai thác than tại vườn quốc gia Hwange sau khi các nhà vận động và bảo vệ môi trường kiện chính phủ ra tòa để tránh "suy thoái sinh thái" trong vườn quốc gia, nơi sinh sống của hơn 45.000 con voi.

Inger Andersen, giám đốc điều hành Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) có trụ sở tại Nairobi, hoan nghênh lệnh cấm của Zimbabwe, gọi đây là một "quyết định hoàn toàn đúng đắn".

"Chúng ta không cần những mỏ than mới. Bảo vệ đa dạng sinh học là điều cần thiết cho con người, cho hành tinh" - Andersen nói.

Giấy phép đã bị hủy vào tuần trước, vài ngày sau khi hàng chục con voi chết bí ẩn tại vườn quốc gia vì nghi nhiễm vi khuẩn.

Các dự án gây tranh cãi của Trung Quốc ở Châu Phi

Tại Kenya, các công ty Trung Quốc và các đối tác Kenya năm ngoái đã gặp thất bại lớn khi một tòa án dừng việc xây dựng nhà máy nhiệt điện than trị giá 2 tỉ USD sau khi các nhà môi trường kiện ra tòa với lập luận rằng dự án này gây nguy hiểm cho Di sản Thế giới của UNESCO ở thị trấn ven biển Lamu. Trung Quốc góp vốn khoảng 1,2 tỉ USD trong dự án này.

Trung Quốc đang tài trợ 8 dự án chạy bằng than ở Châu Phi - trong đó có nhà máy nhiệt điện than Hamrawein của Ai Cập, có chi phí ước tính 4,2 tỉ USD USD và dự kiến ​​sẽ tạo ra 6GW điện - bất chấp việc gã khổng lồ kinh tế Châu Á cam kết cắt giảm khí thải như một phần của Thoả thuận khí hậu Paris.

Trên khắp Châu Phi, từ Kenya đến Mozambique, Nigeria và Cộng hòa Dân chủ Congo, các công ty Trung Quốc đã đấu tranh với các nhà bảo vệ môi trường cáo buộc họ phá hủy hệ sinh thái để khai thác dầu, kim loại và gỗ, và trong quá trình xây dựng các dự án lớn đường sắt cắt ngang qua các vườn quốc gia ở những nơi như Kenya.

Tổ chức phi chính phủ Hoà bình Xanh (Greenpeace) cho biết, nhu cầu gỗ ngày càng tăng của Trung Quốc đang gây áp lực lên các khu rừng ở Lưu vực Congo, khu rừng nhiệt đới lớn thứ hai thế giới sau Amazon. Lưu vực Congo trải dài qua Cameroon, Cộng hòa Trung Phi, Cộng hòa Dân chủ Congo, Cộng hòa Congo, Guinea Xích đạo và Gabon.

Trung Quốc là nhà nhập khẩu gỗ lớn nhất từ các nước Trung Phi, và các công ty Trung Quốc hiện quản lý các nhượng quyền rừng tương đương với khoảng 25% diện tích nhượng quyền được phân bổ ở rừng Lưu vực Congo, theo Tổ chức Hòa bình Xanh Châu Phi.

Tal Harris, điều phối viên truyền thông quốc tế của Tổ chức Hòa bình xanh Châu Phi có trụ sở tại Dakar-Senegal, cho biết "không thể chấp nhận việc các công ty Trung Quốc được phép phá rừng nhiệt đới lớn thứ hai thế giới".

Elizabeth Losos, thành viên cấp cao tại Viện Nicholas về Giải pháp Chính sách Môi trường của Đại học Duke, cho biết, Trung Quốc đã có một số chính sách tích cực để thúc đẩy phát triển bền vững ở Châu Phi. Tuy nhiên, "bất chấp những nguyện vọng và chính sách tốt đẹp này, vẫn còn một khoảng cách rất lớn giữa ý định và dự án trên thực tế" - bà Losos nói.

Khánh Minh
TIN LIÊN QUAN

Trung Quốc: Tứ Xuyên sắp thực thi lệnh mới trên sông Dương Tử

Khánh Minh |

Nỗ lực 10 năm để bảo vệ đa dạng sinh học của sông Dương Tử sẽ có hiệu lực vào tháng tới.

Tập đoàn Tam Hiệp Trung Quốc bán 4 tỉ USD cổ phần nước ngoài để trả nợ

Ngọc Vân |

Tập đoàn Tam Hiệp Trung Quốc tìm cách bán cổ phần trị giá 4 tỉ USD trong danh mục tài sản ở nước ngoài.

Tập đoàn Tam Hiệp Trung Quốc giành thoả thuận ngoạn mục ở Châu Âu

Ngọc Vân |

Tập đoàn Tam Hiệp Trung Quốc - đơn vị vận hành đập Tam Hiệp - vừa đạt thoả thuận ngoạn mục ở Châu Âu.

Bộ Tài chính xem xét tăng mức giảm trừ gia cảnh

Mai Ánh |

Bộ Tài chính đang tiến hành đánh giá lại mức giảm trừ gia cảnh theo kiến nghị của các cử tri từ 6 tỉnh, thành phố.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.