Đồng xu cổ làm sáng tỏ số phận tên cướp biển đầu tiên bị săn lùng toàn cầu

Thanh Hà |

Đồng tiền xu được khai quật ở vùng nông thôn Rhode Island, Mỹ và những đồng xu khác ngẫu nhiên phát hiện ở nhiều nơi của New England góp phần làm sáng tỏ một trong những vụ án bí ẩn vài thế kỷ liên quan tới tên cướp biển khét tiếng bị săn lùng toàn cầu.

Nhân vật trong câu chuyện này là một tên cướp biển giết người người Anh, tên tội phạm bị truy nã gắt gao nhất thế giới sau khi cướp một con tàu chở những người Hồi giáo hành hương từ Mecca về Ấn Độ. Tên cướp biển đã trốn tránh việc bị bắt giữ bằng cách đóng giả làm người buôn bán nô lệ.

Jim Bailey, một nhà sử học nghiệp dư và người phát hiện những đồng xu Arab thế kỷ 17 còn nguyên vẹn đầu tiên trên một đồng cỏ ở Middletown, cho biết: “Đó là một lịch sử mới về một tội ác gần như hoàn hảo".

Những đồng xu cổ này, được xem là những đồng xu lâu đời nhất từng phát hiện ở Bắc Mỹ, có thể giải đáp cho cách tên cướp biển được gọi là Thuyền trưởng Henry Every biến mất không dấu vết.

Ngày 7.9.1695, tàu cướp biển Fancy do Every chỉ huy đã phục kích và bắt giữ Ganj-i-Sawai, một tàu hoàng gia thuộc sở hữu của hoàng đế Ấn Độ Aurangzeb, khi đó là một trong những người đàn ông quyền lực nhất thế giới. Trên tàu không chỉ là những tín đồ trở về sau cuộc hành hương mà còn có cả những món đồ vàng bạc trị giá hàng chục triệu USD. Đây được xem là một trong những vụ cướp béo bở và kinh khủng nhất mọi thời đại.

Các tài liệu lịch sử cho biết, nhóm cướp biển đã tra tấn và giết những người đàn ông trên con tàu Ấn Độ, hãm hiếp những người phụ nữ sau đó trốn đến Bahamas - thiên đường của những tên cướp biển.

Tuy nhiên, thông tin về tội ác của những tên cướp biển nhanh chóng lan đi và nhà vua Anh William III, dưới sức ép lớn, đã treo khoản tiền thưởng lớn để bắt những tên cướp biển này.

"Nếu Google cụm "cuộc truy lùng toàn cầu đầu tiên" thì sẽ hiển thị là Every. Mọi người đều tìm kiếm những gã này" - Bailey nói.

Cho đến nay, các sử gia chỉ biết rằng, cuối cùng Every đi thuyền đến Ireland năm 1696. Nhưng Bailey cho rằng, những đồng tiền mà ông và những người khác tìm thấy là bằng chứng cho thấy tên cướp biển khét tiếng người Anh đã đi đến các thuộc địa ở Mỹ trước. Tại đây, tên cướp biển này cùng đồng bọn sử dụng số tiền cướp được để chi tiêu hàng ngày khi trốn chạy.

Đồng xu hoàn chỉnh đầu tiên xuất hiện vào năm 2014 tại trang trại Sweet Berry ở Middletown. Địa điểm này đã khơi gợi trí tò mò của Bailey từ 2 năm trước đó khi ông tìm thấy đồng xu thuộc địa cũ, khóa giày từ thế kỷ 18 và một số viên đạn súng hỏa mai.

Khi dùng máy dò kim loại, ông phát hiện đồng xu bạc sẫm màu có kích thước khiến ông thoạt tiên cho rằng đó là tiền Tây Ban Nha hoặc tiền do Thuộc địa Vịnh Massachusetts đúc. Nhìn kỹ hơn, dòng chữ Arab trên đồng xu khiến ông thích thú.

Nghiên cứu xác nhận đồng xu kỳ lạ này được đúc năm 1693 ở Yemen. Điều này khiến Bailey đặt câu hỏi bởi, vào thời điểm đó không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy thực dân Mỹ ở Tân Thế giới đi đến bất kỳ nơi nào ở Trung Đông để buôn bán. Hoạt động giao thương từ Tân Thế giới đến Trung Đông chỉ diễn ra vài thập kỷ sau đó.

Kể từ đó, các nhà phát hiện khác khai quật thêm được 15 đồng tiền Arab cùng thời đại - 10 ở Massachusetts, 3 ở Rhode Island và 2 ở Connecticut. Một đồng xu khác được tìm thấy ở Bắc Carolina, đây là nơi có các ghi chép cho thấy một số đồng bọn của Every đặt chân đến đầu tiên.

Sarah Sportman, nhà khảo cổ học bang Connecticut cho biết: “Có vẻ như một số thành viên trong nhóm của hắn đã định cư ở New England và hòa nhập. Nó gần giống như một kế hoạch rửa tiền".

Theo đó, tên cướp biển Every có thể đã lẩn tránh được truy lùng gắt gao bằng cách giả làm người buôn bán nô lệ - nghề mới nổi vào những năm 1690 ở New England. Trên đường đến Bahamas, tên cướp biển này thậm chí còn dừng lại ở hòn đảo Reunion của Pháp để bắt một số người da đen bị giam giữ, Bailey cho biết.

Hồ sơ ít người biết đến cho thấy một con tàu tên là Sea Flower, được những tên cướp biển sử dụng sau khi bỏ tàu Fancy, đi dọc theo bờ biển phía đông nước Mỹ. Con tàu mang theo gần 40 nô lệ vào năm 1696 cập cảng ở Newport, Rhode Island - trung tâm buôn bán nô lệ chính ở Bắc Mỹ vào thế kỷ 18.

Bailey đã công bố phát hiện của mình trên tạp chí nghiên cứu của American Numismatic Society - tổ chức chuyên nghiên cứu về tiền xu và huy chương.

Các nhà khảo cổ và nhà sử học không tham gia vào công việc của Bailey nói rằng, họ bị thu hút và tin rằng nghiên cứu này sẽ làm sáng tỏ một trong những bí ẩn tội phạm lâu đời nhất trên thế giới.

Kevin McBride, giáo sư khảo cổ học tại Đại học Connecticut, cho biết: “Nghiên cứu của Jim là hoàn hảo. Đó là một thứ thú vị, thực sự là một câu chuyện thú vị".

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

"Cướp biển" Johnny Depp lập Instagram khích lệ người hâm mộ chống COVID-19

Lê Thanh Hà |

"Cướp biển" Johnny Depp đã gia nhập mạng xã hội Instagram nhằm khích lệ người hâm mộ chống dịch COVID-19 trong khoảng thời gian thực hiện cách ly xã hội.

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình nhận thêm nhiệm vụ

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình được phân công là Tổ trưởng Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ.

Nước màu đỏ tràn vào khu dân cư ở Hà Nội

KHÁNH AN |

Dòng nước màu đỏ tràn vào khu tập thể Phú Minh (phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) khiến người dân lo lắng.

Dự báo cường độ áp thấp nhiệt đới khi mạnh lên thành bão số 4

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết, khi áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 4 sẽ có cường độ cấp 8 - 9.

Phân bổ tiền hỗ trợ 26 địa phương bị ảnh hưởng bão lũ

PHẠM ĐÔNG - MINH KHÔI |

Ban Vận động Cứu trợ Trung ương sẽ tổ chức các đoàn giám sát việc phân bổ nguồn lực tại các địa phương nhận hỗ trợ do bị bão lũ.

Khách Hàn Quốc đổ xô du lịch Việt Nam dịp Trung Thu

Đan Thanh |

Kỳ nghỉ Tết Trung thu năm nay, khách Hàn Quốc du lịch nội địa và quốc tế tăng mạnh, đặc biệt tới Thái Lan, Việt Nam.

2 công ty gạch ở Đồng Nai nợ lương khoảng 200 công nhân

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Khoảng 200 công nhân Công ty TNHH Sản xuất gạch men King Minh và Công ty TNHH Gạch Granite Đồng Nai bị nợ lương và bảo hiểm xã hội nhiều tháng.

Cận cảnh trung tâm nông nghiệp phớt lờ lệnh trả đất

Lam Thanh |

Dù bị yêu cầu di chuyển tài sản, bàn giao đất trong tháng 8.2024 nhưng đến nay chủ đầu tư Dự án Trung tâm Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại TP Thái Nguyên vẫn chưa thực hiện.