Đức lên kế hoạch xây đường ống dẫn khí mới thay thế khí đốt Nga

Ngọc Vân |

Đức có kế hoạch phát triển mạng lưới đường ống dẫn khí hydro dài 1.800km để thay thế khí đốt Nga mà nước này phụ thuộc từ lâu.

Đức có kế hoạch phát triển mạng lưới đường ống dẫn khí hydro dài 1.800km vào năm 2027 với sự tham gia của nhà nước - Reuters dẫn tài liệu dự thảo chiến lược của Bộ Kinh tế Đức cho hay.

Cũng theo tài liệu, Đức sẽ thúc đẩy việc sử dụng hydro xanh dương (blue hydro) và nhập khẩu loại này trong giai đoạn chuyển tiếp sang hydro xanh lá (green hydro).

Hydro là một chất khí không màu nhưng có khoảng 9 mã màu để xác định hydro. Các mã màu của hydro đề cập đến nguồn hoặc quá trình được sử dụng để tạo ra hydro.

Hydro xanh dương có nguồn gốc từ nhiên liệu hóa thạch, tuy nhiên, CO2 được thu giữ và lưu trữ dưới lòng đất.

Hydro xanh lá là hydro được sản xuất bằng cách sử dụng điện từ các nguồn năng lượng sạch. Hydro xanh lá được coi là hydro ít phát thải, hoặc phát thải bằng 0 vì nó sử dụng các nguồn năng lượng như gió và năng lượng mặt trời.

Nền kinh tế lớn nhất Châu Âu muốn hướng tới các nguồn năng lượng sạch hơn và đa dạng hóa nguồn cung cấp, đặc biệt là sau khi xung đột Nga - Ukraina nổ ra đã bộc lộ bất cập của việc phụ thuộc nặng nề vào khí đốt Nga.

Theo dự thảo, việc thành lập một mạng lưới đường ống hydro với sự tham gia của nhà nước là cần thiết để hoàn thành dự án phù hợp với mục đích và giá cả phải chăng. Chính phủ Đức sẽ sớm trình bày kế hoạch. Chính phủ cũng dự kiến sẽ tăng gấp đôi công suất điện phân lên 10 gigawatt vào năm 2030.

Hồi tháng 9, Thủ tướng Olaf Scholz cho biết Đức muốn thúc đẩy mạnh mẽ sử dụng hydro như một cách đa dạng hóa các nguồn năng lượng và đáp ứng các mục tiêu khí hậu.

Trong một diễn biến khác, ngày 4.12, Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck bắt đầu chuyến công du kéo dài 5 ngày tới Namibia và Nam Phi trong nỗ lực đảm bảo các nguồn năng lượng mới cho nền kinh tế lớn nhất Châu Âu, bù đắp cho việc cắt giảm nguồn cung khí đốt của Nga.

Trong chặng dừng chân đầu tiên tại thủ đô Windhoek của Namibia, ông Habeck cùng phái đoàn 24 lãnh đạo doanh nghiệp Đức dự kiến sẽ ký một thỏa thuận về sản xuất hydro xanh.

Namibia được coi là một địa điểm lý tưởng để sản xuất hydro xanh. Ảnh: AFP
Namibia được coi là một địa điểm lý tưởng để sản xuất hydro xanh. Ảnh: AFP

Đức là đối tác quốc tế đầu tiên của Namibia đầu tư vào sản xuất hydro xanh. Mối quan hệ hợp tác này có vẻ như trời định. Chính phủ Đức đang coi hydro xanh là nhiên liệu tiềm năng cho quá trình chuyển đổi năng lượng. Trong khi đó, Namibia được coi là một địa điểm lý tưởng để sản xuất hydro xanh vì có rất nhiều nắng, gió và không gian không có người ở.

Chính phủ Namibia ước tính sẽ cần tới 190 tỉ USD vào năm 2040 để hiện thực hóa tầm nhìn trở thành nhà cung cấp hydro xanh đầu tiên của Châu Phi. Triển vọng là rất lớn. Theo kế hoạch chiến lược của chính phủ, ngành công nghiệp hydro có thể đóng góp tới 6 tỉ USD vào GDP của đất nước.

Vì Namibia cần đầu tư quốc tế để thiết lập một ngành công nghiệp quy mô lớn nên cả Namibia và Đức đều có thể hưởng lợi từ mối quan hệ hợp tác này.

Tuần tới, Bộ trưởng Habeck sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh doanh nghiệp Đức-Phi tại Johannesburg cùng với Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa.

Chuyến thăm Châu Phi của ông Habeck là một phần trong sứ mệnh ngoại giao lớn hơn của chính phủ Đức nhằm thiết lập các liên minh năng lượng mới ở nước ngoài sau khi Nga cắt nguồn cung cấp khí đốt vào tháng 9.

Ông Habeck gần đây cũng đã tới Canada, Qatar và Na Uy trong nỗ lực bảo đảm nguồn LNG.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Hé lộ quỹ vỏ bọc ở Đức giúp Nga hoàn thành Nord Stream 2

Ngọc Vân |

Để hoàn thành đường ống dẫn khí Nord Stream 2, Tập đoàn Gazprom của Nga và các quan chức Đức được cho là đã lập một quỹ khí hậu vỏ bọc để thực hiện dự án.

Kỷ nguyên mới của Gazprom với khoản đầu tư cao chưa từng có

Song Minh |

Khoản đầu tư kỷ lục của Gazprom Nga cho năm 2023 được kỳ vọng sẽ mở ra một kỷ nguyên mới.

Động thái mới của Đức sau vụ Nord Stream bị tấn công

Song Minh |

Sau vụ Nord Stream bị tấn công, Đức và Na Uy muốn NATO bảo vệ cơ sở hạ tầng dưới biển.

BRICS có khả năng trở thành khối lớn nhất hành tinh

Khánh Minh |

23 quốc gia chính thức nộp đơn xin gia nhập BRICS trước hội nghị thượng đỉnh BRICS năm 2024.

Người dân dỡ nhà, giao đất làm đường 57km qua Hà Nội

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Nhiều người dân huyện Mê Linh đồng loạt tháo dỡ nhà để bàn giao mặt bằng cho dự án Vành đai 4.

Nối nghiệp cha ông, cốm Mễ Trì đỏ lửa những ngày vào mùa

HOÀNG XUYẾN - VIỆT ANH |

Dù công việc vất vả, nhưng nhiều gia đình tại làng cốm Mễ Trì Thượng (Nam Từ Liêm, Hà Nội) vẫn cố gắng giữ lửa nghề, nối nghiệp cha ông.

Cuộc sống của người dân khu tập thể cũ ở Hà Nội sau bão số 3

Nhật Minh - Minh Hạnh |

Hà Nội - Sống trong những khu tập thể cũ như A7 Tân Mai; G6A Thành Công… cư dân luôn nơm nớp lo, nhất là vào mùa mưa bão.

Cập nhật giá vàng sáng 23.9: Vàng nhẫn tăng cao kỷ lục

Khương Duy |

Cập nhật giá vàng sáng 23.9: Kim loại quý đang neo ở ngưỡng kỷ lục nhiều tuần. Trong nước giá vàng nhẫn tròn trơn lên tới 80,5 triệu đồng/lượng.

Hé lộ quỹ vỏ bọc ở Đức giúp Nga hoàn thành Nord Stream 2

Ngọc Vân |

Để hoàn thành đường ống dẫn khí Nord Stream 2, Tập đoàn Gazprom của Nga và các quan chức Đức được cho là đã lập một quỹ khí hậu vỏ bọc để thực hiện dự án.

Kỷ nguyên mới của Gazprom với khoản đầu tư cao chưa từng có

Song Minh |

Khoản đầu tư kỷ lục của Gazprom Nga cho năm 2023 được kỳ vọng sẽ mở ra một kỷ nguyên mới.

Động thái mới của Đức sau vụ Nord Stream bị tấn công

Song Minh |

Sau vụ Nord Stream bị tấn công, Đức và Na Uy muốn NATO bảo vệ cơ sở hạ tầng dưới biển.