Đức thừa nhận gặp khó khăn vì thiếu khí đốt Nga

Nhật Minh |

Đức đang trong tình trạng “đặc biệt” khó khăn vì thiếu khí đốt Nga - Phó Thủ tướng Đức Robert Habeck thừa nhận.

Nền kinh tế Đức đã mất lợi thế cạnh tranh sau khi từ bỏ nguồn cung cấp khí đốt của Nga - Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck tuyên bố hôm 17.1.

Theo RT, nền kinh tế hàng đầu EU được hưởng lợi từ năng lượng giá rẻ của Nga trong hơn hai thập kỷ. Đức phụ thuộc vào Nga 40% lượng khí đốt nhập khẩu trước năm 2022 và là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất do nguồn cung giảm.

“Đức thực sự đang rơi vào tình thế đặc biệt khó khăn. Không giống như các quốc gia khác mà chúng ta cạnh tranh, nguồn cung cấp năng lượng của Đức chủ yếu được xây dựng dựa trên sự phụ thuộc vào khí đốt Nga. Điều này đã mang lại cho chúng ta lợi thế cạnh tranh trong quá khứ; mang lại rất nhiều lợi nhuận” - Phó Thủ tướng phát biểu tại cuộc họp Quốc hội Đức (Bundestag).

Năm 2022, Berlin bắt đầu cắt giảm phụ thuộc vào năng lượng Nga bằng cách nhập khẩu LNG thông qua các nước láng giềng châu Âu và nhập khẩu khí đốt từ Na Uy và Hà Lan. Tuy nhiên, các ước tính cho thấy nước này vẫn còn lâu mới có thể thay thế hoàn toàn nguồn cung khí đốt qua đường ống của Nga bằng LNG.

Phó Thủ tướng Habeck nói thêm: “Sau khi khí đốt Nga không còn nữa, chúng ta mất đi lợi thế cạnh tranh vì giá năng lượng ở Đức ngày càng cao”.

Cuộc khủng hoảng năng lượng kéo dài do thiếu hụt nguồn cung cấp khí đốt đã ảnh hưởng đáng kể đến ngành sản xuất của Đức. Giá nguyên liệu thô và năng lượng tăng vọt gây thiệt hại cho hầu hết các ngành công nghiệp của đất nước.

Ngoài ra, theo Phó Thủ tướng Habeck, “sự bùng nổ cực độ trong xuất khẩu” mà nền kinh tế Đức được hưởng lợi rất nhiều trong thời gian gần đây đã kết thúc.

Nhật Minh
TIN LIÊN QUAN

EU kỳ vọng nhà máy hydro xanh lớn nhất thế giới sẽ giúp đoạn tuyệt khí đốt Nga

Linh Nhi |

Theo tờ Nikkei Asia, tập đoàn Mitsubishi của Nhật Bản dự định đầu tư hơn 100 tỉ yên (690 triệu USD) để xây dựng nhà máy ở Hà Lan với kỳ vọng sẽ giúp EU đoạn tuyệt hoàn toàn khí đốt Nga.

Dự án khí đốt chủ chốt của Đức gặp trục trặc

Nhật Minh |

Việc khởi động trạm khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Đức trên bờ biển Baltic sẽ bị trì hoãn đến cuối tháng 2 để hoàn thành việc xây dựng do gián đoạn vì bão.

Dự tính của EU đặt ra nguy cơ lớn với thị trường khí đốt châu Âu

Thu Ánh |

EU đang đề xuất một loạt các quy định mới để từ bỏ khí đốt Nga - động thái có thể phá vỡ đáng kể thị trường khí đốt châu Âu.

Báo chí đang theo xu thế không chỉ phản ánh mà phải cung cấp luận giải và giải pháp

Theo Hồng Sâm/Nhà báo & Công luận |

Báo chí thế giới giờ cũng đi theo xu hướng báo chí xây dựng, báo chí giải pháp, chứ không chạy theo câu khẩu hiệu “ở nơi nào có máu chảy là ở đó có tin” để sản xuất ra những thông tin giật gân như trước”, đó là nhấn mạnh của Nhà báo Lê Quốc Minh - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam trước thềm Diễn đàn Tổng Biên tập 2024 “Báo chí giải pháp: Hướng đi cho báo chí truyền thống?” (diễn ra ngày 21.9 tới tại Bình Thuận).

Vinafco lãi 2,8 tỉ, chưa bồi thường vụ rơi pin xuống biển

Lục Giang |

Vinafco đang phối hợp cùng các chủ hàng, công ty bảo hiểm và các cơ quan chức năng giải quyết sự cố vụ 37 container rơi xuống biển, trong đó có hơn 10 tấn pin.

Đường đi của áp thấp nhiệt đới sắp mạnh lên thành bão số 4

AN AN |

Chiều nay 18.9, cơ quan khí tượng của Việt Nam cho biết áp thấp nhiệt đới đang ở trên khu vực quần đảo Hoàng Sa; sắp mạnh lên thành bão.

Uống cà phê, cắt tóc thanh toán trực tiếp vào tài khoản MTTQ Việt Nam

HUYỀN TRANG - LÂM PHÚ |

Phong trào sử dụng tài khoản ngân hàng Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam để khách hàng thanh toán đã lan rộng đến rất nhiều cửa hàng, quán cà phê ở Hà Nội.

Người dân Huế di chuyển ôtô lên chỗ cao đề phòng ngập do mưa to

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN |

HUẾ - Trong trưa và chiều 18.9, mưa to đã khiến một số đoạn đường tại TP Huế bị ngập, nhiều người dân di chuyển ôtô lên chỗ cao đề phòng thiệt hại.