EU có nguồn mới để mua khí đốt tự nhiên hóa lỏng LNG

Ngọc Vân |

Liên minh Châu Âu EU tìm thấy các nguồn năng lượng thay thế trong bối cảnh nguồn cung khí đốt Nga đang cạn kiệt.

Các nước EU ngày càng tăng mua khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) dư thừa của Trung Quốc trên thị trường giao ngay - tờ Financial Times (FT- Thời báo Tài chính) đưa tin.

Theo FT, Trung Quốc - nước mua LNG lớn nhất thế giới - đã bán lại LNG dư thừa trên thị trường quốc tế. Sở dĩ có số LNG dư thừa này do nhu cầu trong nước còn thấp khi các biện pháp hạn chế phòng ngừa COVID-19 vẫn đang được áp dụng.

Khi EU phải vật lộn để đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng trước mùa sưởi ấm và trong bối cảnh việc cung cấp khí đốt từ Nga giảm, liên minh buộc phải mua LNG của Trung Quốc trên thị trường giao ngay mặc dù giá đắt hơn.

Chẳng hạn, nhà kinh doanh LNG của Trung Quốc JOVO Group gần đây tiết lộ đã bán lại một lô hàng LNG cho một người mua Châu Âu. Tập đoàn lọc dầu lớn nhất Trung Quốc, Sinopec Group, cũng báo cáo đã bán LNG dư thừa trên thị trường quốc tế. Các báo cáo cho biết công ty đã bán được 45 chuyến hàng LNG cho đến nay trong năm nay, tương đương khoảng 3,15 triệu tấn.

FT ước tính rằng tổng lượng LNG Trung Quốc bán lại trong nửa đầu năm 2022 có thể lên tới 4 triệu tấn, tương đương với khoảng 7% tổng lượng khí đốt nhập khẩu của Châu Âu trong giai đoạn này.

Nhìn chung, theo công ty nghiên cứu Kpler, nhập khẩu LNG của EU đã tăng 60% so với cùng kỳ năm ngoái trong sáu tháng đầu năm 2022.

Tuy nhiên, các nhà phân tích của FT cảnh báo rằng EU có thể sẽ sớm không mua được LNG của Trung Quốc. Một khi các biện pháp phong toả liên quan COVID-19 được dỡ bỏ hoàn toàn và hoạt động kinh tế của Trung Quốc phục hồi, nhu cầu năng lượng khổng lồ của nước này sẽ quay trở lại và có khả năng sẽ không có LNG dư thừa để bán.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Nghịch lý cuộc chiến khí đốt Nga - EU

Ngọc Vân |

EU không có giải pháp thay thế khí đốt Nga, trong khi Nga không bán cho EU thì vẫn còn có nhiều thị trường khác.

Các đập thuỷ điện như đập Tam Hiệp Trung Quốc còn là "cứu tinh"?

Song Minh |

2 năm trước, đập Tam Hiệp của Trung Quốc trải qua đợt lũ lụt kinh hoàng. Giờ đây, cùng con đập Tam Hiệp đang trong tình trạng hạn hán và mực nước chết.

EU sợ Nga áp đặt không chỉ giá khí đốt

Song Minh |

Thủ tướng Áo Karl Nehammer muốn EU tách biệt giá khí đốt và giá điện, không để Nga áp đặt cả hai loại giá.

Khởi tố bắt tạm giam người cha bạo hành con trai 6 tuổi

Tâm Tú |

Ngày 4.10, Công an quận 8 (TPHCM) đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam người cha trong vụ bé trai 6 tuổi nghi bị bạo hành ở Quận 8 (TPHCM).

Xét tặng danh hiệu Anh hùng Lao động cho ông Mai Đức Chung

LƯƠNG HẠNH |

Bộ Nội vụ tiến hành lấy ý kiến nhân dân đề nghị tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động” đối với ông Mai Đức Chung.

Dự báo vùng ảnh hưởng của cơn bão mới mạnh ngang Helene

Thanh Hà |

Tin bão mới nhất cho hay, bão Kirk mạnh lên thành bão cấp 4 ngày 3.10, trở thành bão mạnh thứ 3 trong mùa bão 2024 sau siêu bão Beryl và Helene.

Bất ngờ lý do không đội mũ bảo hiểm của nam sinh lớp 9

Tô Thế |

Khi bị lực lượng CSGT Hà Nội dừng xe kiểm tra vì không đội mũ bảo hiểm, nam sinh lớp 9 tỏ ra bất ngờ.

Nhập khẩu gạo kỷ lục, chuyện “không có gì ầm ĩ”

Lục Tùng |

Việc Việt Nam nhập khẩu gạo tăng vọt 9 tháng đầu năm không phải là chuyện đáng lo mà còn mang lại lợi ích kép.

Nghịch lý cuộc chiến khí đốt Nga - EU

Ngọc Vân |

EU không có giải pháp thay thế khí đốt Nga, trong khi Nga không bán cho EU thì vẫn còn có nhiều thị trường khác.

Các đập thuỷ điện như đập Tam Hiệp Trung Quốc còn là "cứu tinh"?

Song Minh |

2 năm trước, đập Tam Hiệp của Trung Quốc trải qua đợt lũ lụt kinh hoàng. Giờ đây, cùng con đập Tam Hiệp đang trong tình trạng hạn hán và mực nước chết.

EU sợ Nga áp đặt không chỉ giá khí đốt

Song Minh |

Thủ tướng Áo Karl Nehammer muốn EU tách biệt giá khí đốt và giá điện, không để Nga áp đặt cả hai loại giá.