Giải mã bí ẩn cái chết của cư dân La Mã trong vụ phun trào núi lửa tàn khốc

Hà Huyền |

Năm 79 sau Công nguyên, vụ phun trào từ núi lửa Vesuvius cách xa 10km khiến cư dân thành phố La Mã Pompeii bị nhấn chìm trong đất đá, dung nham và tro bụi.

Trao đổi với The Guardian, các nhà khoa học cho rằng, vụ phun trào núi lửa Vesuvius vào năm 79 sau Công nguyên đã tạo ra đám mây pyroclastic. Đám mây này di chuyển tới thành phố cổ đại Pompeii trong 15 phút khiến cư dân ở đây thiệt mạng.

Nghiên cứu do Khoa Trái đất và Địa môi trường của Đại học Bari và Viện Địa vật lý và Núi lửa Quốc gia Italia (INGV) phối hợp thực hiện và công bố gần đây. Nghiên cứu chỉ ra, khoảng 2.000 người đã chết ngạt vì pyroclastic trong vụ phun trào núi lửa năm 79 sau Công nguyên.

Theo Roberto Isaia, nhà nghiên cứu cấp cao thuộc Đài quan sát Vesuvius của INGV, các nhà khoa học đã tạo ra một mô hình để tìm hiểu và định lượng tác động của các dòng pyroclastic với khu vực sinh sống của cư dân Pompeii, cách núi lửa Vesuvius khoảng 10 km.

Mô hình này nhằm tái tạo lại tác động của đám mây pyroclastic và theo dõi đặc điểm của đám mây chết chóc này. Nghiên cứu phân loại các dòng pyroclastic là "tác động tàn khốc nhất" của vụ phun trào. Dòng pyroclastic là hỗn hợp của khí độc nóng và vật chất núi lửa được hình thành khi các cột phun trào sụp xuống, giải phóng tro núi lửa nóng đỏ và lan nhanh ra vùng lân cận với tốc độ cực lớn.

Dòng pyroclastic có thể lao xuống với tốc độ lên tới 700 km/h và đạt đến nhiệt độ 1.000 độ C, ngay lập tức tiêu diệt bất cứ thứ gì cản đường nó.

Nghiên cứu cho biết, tại Herculaneum, ngôi làng gần núi lửa Vesuvius nhất, nhiệt độ và cường độ của dòng chảy quá cao khiến sự sống không thể tồn tại.

Tại Pompeii, khu vực ở khá xa núi lửa Vesuvius, mô hình của các nhà khoa học chỉ ra, dòng pyroclastic có cường độ thấp và nhiệt độ cũng thấp. Các thi thể ở Pompeii cũng không có dấu hiệu chấn thương. Với những điều kiện này, cư dân ở Pompeii vốn dĩ có thể còn sống nếu dòng pyroclastic kéo dài vài phút hoặc ít hơn.

“15 phút bên trong đám mây địa ngục đó hẳn là không thể sống sót. Người dân Pompeii không thể tưởng tượng được những gì đang xảy ra. Họ đã từng sống chung với động đất, không phải phun trào núi lửa, vì vậy họ bị bất ngờ và bị cuốn lấy bởi đám mây tro bụi nóng sáng đó" - nhà nghiên cứu Isaia lưu ý.

Năm 79 sau Công nguyên, núi lửa Vesuvius gần Naples, Italia, phun trào dữ dội. Đây là một trong những vụ phun trào núi lửa thảm khốc nhất trong lịch sử. Hậu quả là hàng nghìn cư dân của các thành phố La Mã như Pompeii, Herculaneum và Stabia đã chết. Một số ngôi làng nhỏ nằm dưới chân núi lửa bị phá hủy.

Tuy nhiên, tại đây, các nhà khoa học phát hiện được những hài cốt và nhiều ngôi nhà trong điều kiện được bảo quản tốt chưa từng có khi bị chôn vùi trong nhiều thế kỷ dưới lớp tro bụi dày đặc.

Hà Huyền
TIN LIÊN QUAN

Cận cảnh núi lửa phun dung nham nóng chảy 6.000 năm có một ở Iceland

Bảo Châu |

Miệng núi lửa Fagradalsfjall ở bán đảo Reykjanes của Iceland bắt đầu phun trào kể từ 19.3, thu hút đông đảo du khách hiếu kỳ đến chiêm ngưỡng.

Núi lửa phun trào gần thủ đô Iceland sau hàng chục nghìn trận động đất

Hải Anh |

Iceland thông báo về một vụ phun trào núi lửa trên bán đảo tây nam Reykjanes, Văn phòng Khí tượng Iceland (IMO) thông báo ngày 19.3.

Phát hiện kho tiền La Mã cổ ''vô cùng đặc biệt'' ở Thổ Nhĩ Kỳ

Phương Linh |

Một hũ tiền xu cổ từ thời La Mã được đánh giá là ''vô cùng đặc biệt'' đã được phát hiện ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Trình bổ sung nhân sự quy hoạch Trung ương khóa XIV

Vương Trần |

Ban Tổ chức Trung ương tham mưu Bộ Chính trị xem xét, quyết định bổ sung quy hoạch Trung ương, thẩm định, phê duyệt quy hoạch Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIV.

Chủ đầu tư khu dân cư Cồn Tân Lập đưa tin gây hiểu nhầm

Hữu Long |

Chủ đầu tư Cồn Tân Lập đưa tin dễ hiểu nhầm việc xác nhận nhà ở có sẵn đủ điều kiện được đưa vào kinh doanh và nhà ở đủ điều kiện đưa vào sử dụng.

1001 "cú sốc đầu đời" của tân sinh viên

Hồng Nhung - Trần Hạnh |

Thay đổi về môi trường sống, thời gian sinh hoạt, cách học tập hay áp lực đồng trang lứa... là loạt lý do khiến tân sinh viên ngỡ ngàng khi bước chân vào ngưỡng cửa đại học.

Khi nào được nhận bảo hiểm xã hội một lần theo quy định mới?

Nhóm PV |

Nhận bảo hiểm xã hội một lần được quy định như thế nào trong Luật Bảo hiểm xã hội 2024?

Gian nan khi tàu cá bị mất kết nối giám sát hành trình

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Chính quyền địa phương nỗ lực xử lý việc tàu cá của ngư dân mất kết nối giám sát hành trình, nhưng vẫn chưa có phương án tối ưu.

Cận cảnh núi lửa phun dung nham nóng chảy 6.000 năm có một ở Iceland

Bảo Châu |

Miệng núi lửa Fagradalsfjall ở bán đảo Reykjanes của Iceland bắt đầu phun trào kể từ 19.3, thu hút đông đảo du khách hiếu kỳ đến chiêm ngưỡng.

Núi lửa phun trào gần thủ đô Iceland sau hàng chục nghìn trận động đất

Hải Anh |

Iceland thông báo về một vụ phun trào núi lửa trên bán đảo tây nam Reykjanes, Văn phòng Khí tượng Iceland (IMO) thông báo ngày 19.3.

Phát hiện kho tiền La Mã cổ ''vô cùng đặc biệt'' ở Thổ Nhĩ Kỳ

Phương Linh |

Một hũ tiền xu cổ từ thời La Mã được đánh giá là ''vô cùng đặc biệt'' đã được phát hiện ở Thổ Nhĩ Kỳ.