Hedwig Kohn là ai mà được Google vinh danh hôm nay?

Song Minh |

Google Doodle hôm nay kỷ niệm 132 ngày sinh của nữ giáo sư tiến sĩ Hedwig Kohn, một nhà vật lý Đức nổi tiếng, người đã thoát khỏi sự săn lùng của phát xít Đức.

Hedwig Kohn sinh năm 1850 tại Breslau, ngày nay là Wroclaw, Ba Lan, trong một gia đình Do Thái khá giả. Bà vào đại học Breslau năm 1907, một năm trước khi phụ nữ được phép chính thức trúng tuyển.

Tuy nhiên, bà Kohn vào đại học với tư cách chính thức là người kiểm tra sổ sách. Bà là người phụ nữ thứ hai trong khoa vật lý của trường, có bằng tiến sĩ năm 1913 và sớm làm việc tại trường.

Trong Thế chiến thứ nhất, bà ở lại trường và là một trong ba phụ nữ được dạy môn vật lý tại các trường đại học Đức.

Trong chiến tranh, bà đảm nhận khối lượng giảng dạy lớn và hướng dẫn luận án tiến sĩ cho các nghiên cứu sinh. Bà thậm chí được nhận huy chương vì sự phục vụ sau chiến tranh.

Hedwig Kohn. Ảnh: Jewish Women's Archive
Hedwig Kohn. Ảnh: Jewish Women's Archive

Nhưng sự trỗi dậy của Adolf Hitler và Đức Quốc xã khiến bà bị truy lùng và buộc phải bỏ trốn. Là một phụ nữ Do Thái, bà bị cấm giảng dạy vào năm 1933 và những năm tiếp theo phải làm công việc nghiên cứu về vật lý công nghiệp.

Bà đã mất nhiều năm để cố gắng có được thị thực sang Mỹ, nhưng một loạt rào cản đã làm chậm quá trình, bao gồm cả hồ sơ chuyên môn tương đối thấp và việc bà là một người Đức.

Năm 1940, khi Thế chiến hai hoành hành ở Châu Âu, cuối cùng bà có được thị thực Mỹ và chạy sang Mỹ, nơi bà có thể tiếp tục giảng dạy, đầu tiên là ở Trường Phụ nữ, Đại học Bắc Carolina, sau đó là Trường Wellesley, Đại học Massachusetts cho đến năm 1952.

Bà rời đến Stockholm, Thuỵ Điển vào ngày 12.10.1952 và đi tàu xuyên Siberia đến Vladivostock, rồi quay về Mỹ 2 tháng sau đó.

Sau khi nghỉ hưu, bà Kohn đảm nhận vị trí nghiên cứu tại Đại học Duke, nơi bà hướng dẫn luận án tiến sĩ và tiếp tục công việc nghiên cứu về ứng dụng ngành chiếu sáng - công việc mà bà bắt đầu vào năm 1912.

Trong suốt cuộc đời đam mê vật lý của mình, các công trình của nữ giáo sư tiến sĩ Hedwig Kohn đã tạo ra hơn 20 ấn phẩm, một bằng sáng chế và hàng trăm trang sách giáo khoa về lĩnh vực X-quang.

Ngoài ra, giáo sư tiến sĩ Hedwig Kohn còn phát triển phép đo bức xạ kế, viết nhiều bài báo trên các tạp chí khoa học, 270 trang trong văn bản vật lý hàng đầu ở Đức trong những năm 1930-1940.

Nữ giáo sư tiến sĩ Hedwig Kohn qua đời năm 1964 ở tuổi 77 tại Mỹ.

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

Johann Sebastian Bach là ai mà được xuất hiện trên Google Doodle

P.Minh (t/h) |

Johann Sebastian Bach - nhà soạn nhạc lừng danh của Đức được xuất hiện trên biểu tượng Google Doodle hôm nay (21.3) để kỷ niệm sinh nhật lần thứ 334 của ông.

Xuân phân là gì mà Google Doodle để biểu tượng hôm nay?

P.Minh (t/h) |

Xuân phân 2019 - hình ảnh xuất hiện trên Google Doodle hôm nay (20.3) có ý nghĩa đây là ngày bắt đầu của mùa xuân ở bắc bán cầu hay ngày bắt đầu mùa thu ở bán cầu nam.

Seiichi Miyake có cống hiến gì mà được Google Doodle vinh danh hôm nay

P.Minh (tổng hợp) |

Seiichi Miyake - người có phát minh tạo nền tảng giúp thế giới "vẽ đường" cho người khiếm thị. Ông được Google Doodle tôn vinh hôm nay (18.3) khi biểu tượng được đổi thành những khối màu vàng có chấm nổi và sọc.

Bộ Tài chính xem xét tăng mức giảm trừ gia cảnh

Mai Ánh |

Bộ Tài chính đang tiến hành đánh giá lại mức giảm trừ gia cảnh theo kiến nghị của các cử tri từ 6 tỉnh, thành phố.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Vụ sập cầu Phong Châu, tìm thấy 1 thi thể trong xe tải dưới sông

Tô Công |

Phú Thọ - Chiều 20.9, lực lượng chức năng trong quá trình trục vớt kết cấu cầu Phong Châu bị sập và phương tiện đã phát hiện 1 thi thể trong chiếc xe tải.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.