Hết khí đốt Nga, Đức đối mặt thiếu LNG trầm trọng

Ngọc Vân |

Đức, nền kinh tế lớn nhất EU, chưa thể một sớm một chiều thay thế được khí đốt Nga.

Đức có thể phải đối mặt với tình trạng thiếu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) vào mùa đông tới do khối lượng được đảm bảo theo các hợp đồng hiện tại đang giảm so với nhu cầu trong nước - tờ Bild am Sonntag đưa tin, dẫn lời Mark Helfrich, thành viên của Ủy ban Quốc hội Đức về các vấn đề năng lượng.

Trong một bức thư gửi Ủy ban Ngân sách, Phó Thủ tướng Đức Robert Habeck đã đề cập đến số liệu thống kê cho thấy các thỏa thuận khí đốt hiện tại cung cấp 75 tỉ mét khối LNG, trong khi nước này cần 86 tỉ mét khối để duy trì hoạt động của nền kinh tế lớn nhất EU. Do đó, Đức đang phải đối mặt thiếu hụt 11 tỉ mét khối LNG.

Nhận xét về dữ liệu, ông Helfrich bày tỏ lo ngại về việc đất nước sẽ sống sót như thế nào trong sưởi ấm tiếp theo vì “vẫn chưa rõ ràng về cách thức nhập khẩu LNG có thể được tăng lên thế nào”.

Năm ngoái, Đức cố gắng giảm sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga bằng cách nhập khẩu LNG qua các nước láng giềng châu Âu và thúc đẩy dòng khí đốt từ Na Uy và Hà Lan. Tuy nhiên, dự trữ khí đốt của Đức được lấp đầy trong mùa hè, khi khí đốt Nga vẫn chảy trực tiếp vào nước này.

Các cơ sở lưu trữ khí đốt của Đức hiện đang được lấp đầy và không có nguy cơ thiếu hụt ngay lập tức. Tuy nhiên, một khi các cơ sở dự trữ này cạn kiệt vào cuối năm nay và đến lúc phải bổ sung dự trữ cho mùa sưởi ấm tiếp theo, Đức có thể phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt và một lần nữa sẽ buộc phải đưa ra các biện pháp tiết kiệm năng lượng.

Phó Thủ tướng Helfrich cảnh báo: “Đối với nền kinh tế, điều đó có nghĩa là giảm sản lượng".

Các ước tính cho thấy Đức vẫn còn một chặng đường dài để thay thế hoàn toàn nguồn cung cấp khí đốt Nga qua đường ống bằng LNG. Ngay cả khi có thêm nhiều nhà ga nhập khẩu LNG đi vào hoạt động, cuộc khủng hoảng năng lượng được cho là sẽ chỉ nới lỏng vào năm 2026, khi có thêm nguồn cung LNG từ Mỹ hoặc Qatar.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Đức định vị vật chứng quan trọng nghi liên quan vụ phá hoại Nord Stream

Khánh Minh |

Chiếc thuyền nghi liên quan vụ phá hoại Nord Stream đã được các phóng viên điều tra của tờ báo Đức Der Spiegel định vị.

Nhà ngoại giao kỳ cựu Đức đề xuất giải quyết xung đột Nga - Ukraina

Ngọc Vân |

Cựu Thứ trưởng Ngoại giao Đức Wolfgang Ischinger đề xuất thành lập một nhóm liên lạc quốc tế để giải quyết cuộc xung đột Nga - Ukraina, với nòng cốt là Mỹ, Anh, Pháp và Đức.

Mỹ âm thầm kêu gọi nối lại nhập khẩu dầu của Nga

Song Minh |

Các công ty thương mại cho biết Washington “tích cực khuyến khích” họ tham gia lại vào việc vận chuyển dầu của Nga.

Bộ Tài chính xem xét tăng mức giảm trừ gia cảnh

Mai Ánh |

Bộ Tài chính đang tiến hành đánh giá lại mức giảm trừ gia cảnh theo kiến nghị của các cử tri từ 6 tỉnh, thành phố.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.