Bộ trưởng Thương mại Canada, Francois-Philippe Champagne, đã ra lệnh xem xét lại hợp đồng vì những lo ngại về mục tiêu sử dụng trực thăng của Manila.
"Chúng tôi đang nhắm đến Hàn Quốc, Nga, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và các nước khác để mua trực thăng vận tải trung bình thay vì Bell 412EPI" - Reuters dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana nói với các nhà báo. "Chúng tôi làm lại từ đầu thủ tục mua bán".
Phải mất đến hai năm việc đàm phán thỏa thuận mới hoàn tất. Hợp đồng mua 16 chiếc máy bay trực thăng chiến đấu là một hợp đồng lặp lại, sau khi Canada giao 8 chiếc trực thăng Bell 412 trị giá 4.8 tỷ peso (92.8 triệu USD) cho Philippines vào năm 2014.
Thỏa thuận mua trực thăng của Canada được Bộ trưởng Lorenzana ký vào tuần trước tại cuộc triển lãm hàng không ở Singapore, nhưng Canada sau đó đã ra lệnh phải xem xét lại sau khi biết máy bay sẽ được sử dụng trong các hoạt động chống phiến quân.
"Tôi cho là có sự ác cảm trong việc đưa vấn đề này ra" - ông Lorenzana nói với các nhà báo. "Đây không phải là trực thăng tấn công mà trực thăng vận tải hạng trung, nghĩa là để vận chuyển nhân lực và vật tư. Chúng tôi không xin máy bay, mà là chúng tôi đang mua chúng. Chúng tôi không cần phải biện minh về cách thức chúng tôi sử dụng các thiết bị này".
Tổng thống Rodrigo Duterte đã hủy bỏ thỏa thuận vào tối 9.2 vì những điều kiện của Canada. Ông nói với các tướng lĩnh chớ mua vũ khí từ Mỹ và Canada vì các điều kiện áp đặt của các nước này.
Reuters dẫn lời các giới chức không lực cho biết máy bay trực thăng Kamov của Nga và trực thăng Z-series của Trung Quốc là những mô hình tương đương với chiếc Bell 412 của Canada. Surions của Hàn Quốc cũng là một lựa chọn mà Philippines có thể tính đến.