Ông Sonchzhan Chung, Trưởng Ban chiến lược thống nhất của Viện nghiên cứu Hàn Quốc Sejong chia sẻ điều này với Sputnik.
Dường như trong các cuộc làm việc để chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh với Mỹ, Triều Tiên đã trao đổi đầy đủ quan điểm về vấn đề loại bỏ các mối đe dọa của chiến tranh chống Bình Nhưỡng, cũng như từ chối vũ khí hạt nhân. Nếu không có sự gần gũi về quan điểm như thế thì Tổng thống Donald Trump đã không ca ngợi ông Kim Jong-un nhiều như vị lãnh đạo Mỹ đã làm trong thời gian cuối.
Các nhà lãnh đạo của Triều Tiên và Hàn Quốc cũng đồng ý về chuyến thăm Bình Nhưỡng của Tổng thống Moon Jae-in vào mùa thu này, về việc sẽ tổ chức sớm cuộc gặp mặt cấp cao, đối thoại và đàm phán trong các lĩnh vực khác nhau, tổ chức các sự kiện quốc gia chung vào ngày 15.6 và về cuộc đoàn tụ của các gia đình bị chia ly.
"Sự đổi mới toàn diện như thế của lãnh đạo hai quốc gia trong mối quan hệ liên Triều cũng vượt ngoài mọi sự mong đợi và theo tôi, trở thành hiện thực nhờ có những lời hứa của Triều Tiên về "phi hạt nhân hóa hoàn toàn" - chuyên gia Hàn Quốc nhận định.
Theo ông, nếu vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6, tại Hội nghị thượng đỉnh giữa Triều Tiên và Mỹ đạt được thỏa thuận thỏa đáng về "phi hạt nhân hóa hoàn toàn" của Triều Tiên, thì tất cả những điều khoản mà Bình Nhưỡng và Seoul đã thỏa thuận và được đưa vào bản Tuyên bố chung đều dễ dàng có thể thực hiện được.
Nhưng nếu không đạt được một thỏa thuận như vậy thì việc thực hiện bản Tuyên bố chung sẽ gặp phải những khó khăn đáng kể. Do đó, hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều, chắc sẽ trở thành một bước ngoặt rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định số phận của bán đảo Triều Tiên" - ông Sonchzhan Chung nhận định.