Lũ lụt Trung Quốc mới nhất 31.7: Đập Tam Hiệp thất bại trong kiểm soát lũ?

Ngọc Vân |

Đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử, Trung Quốc, được thiết kế để chịu đựng lũ lụt ở quy mô thế kỷ, nhưng nó đã thất bại trong kiểm soát lũ năm nay, theo các chuyên gia nhận định.

Đập Tam Hiệp trước sức ép của trận đại hồng thủy

Truyền thông Trung Quốc khẳng định không có gì nghiêm trọng xảy ra khi trận đại hồng thủy thứ 3 trên sông Dương Tử đã đi qua đập Tam Hiệp hôm 29.7.

Nhà điều hành đập Tam Hiệp cho biết, kể từ ngày 27.7, con đập cao 185 mét đã giữ lại hơn 1/3 lượng nước lũ trên thượng nguồn sông Dương Tử.

Vào lúc cao điểm trong ngày 27.7, dòng chảy do mưa lớn ở Tứ Xuyên và Trùng Khánh đổ vào đập với tốc độ 60.000 mét khối mỗi giây và được xả ra ở mức 38.000 mét khối mỗi giây.

Tân Hoa Xã cho biết, không có trận lụt nghiêm trọng nào được báo cáo trên khắp các thành phố lớn, bao gồm Vũ Hán phía đông đập, và con đập đã giảm nhẹ mối đe dọa lũ lụt.

Trung tâm Khí tượng Quốc gia Trung Quốc đã dự báo đợt lũ lụt ở các tỉnh miền nam sắp kết thúc. "Điều tồi tệ nhất của mùa mưa kể từ tháng 6 gây ngập lụt nhiều vùng, bao gồm lưu vực sông Dương Tử, có thể sớm kết thúc" - nhà khí tượng học cao cấp Zhang Juan nói.

Tuần trước, Tân Hoa Xã chính thức cho biết một phần kết cấu của đập Tam Hiệp bị vênh nhẹ do áp lực từ nước dâng. Tiết lộ của Tân Hoa Xã làm dấy lại những đồn đoán về nguy cơ vỡ đập Tam Hiệp và việc con đập có thể chịu đựng được áp lực trong bao lâu.

"Thông thường hiếm khi Tân Hoa Xã thừa nhận đập Tam Hiệp bị biến dạng khi giữ nước lũ để bảo vệ các thành phố hạ lưu như Vũ Hán. Nhưng thời điểm lần này là đáng chú ý. Liệu đây có thể là một dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đang thay đổi thái độ đối với đập và các dự án thủy điện lớn khác?" - tờ Asia Times dẫn lời một giáo sư giấu tên tại Trường Quản trị của Đại học Bắc Kinh, cho hay, đồng thời nói thêm rằng, giới chức Trung Quốc hiện nay có thể ít say mê với các dự án siêu đập như đập Tam Hiệp.

Đập Tam Hiệp xả lũ. Ảnh: CGTN
Đập Tam Hiệp xả lũ ngày 29.6. Ảnh: CGTN

Đập Tam Hiệp thất bại trong kiểm soát lũ?

Những tranh cãi xung quanh đập thủy điện lớn nhất thế giới chưa bao giờ biến mất hơn hai thập kỷ sau khi nó chặn sông Dương Tử - dòng sông dài nhất Châu Á vào tháng 11.1997.

Một số chuyên gia cho biết, mùa hè này lũ lụt lan rộng ở các tỉnh hạ lưu, bao gồm Hồ Nam, An Huy, Giang Tây và Giang Tô, cho thấy sự hoài nghi về vai trò của đập Tam Hiệp trong việc phòng chống và giảm nhẹ lũ lụt.

Họ nói, mặc dù năm nay lũ lụt trên sông Dương Tử rất nghiêm trọng, nhưng vẫn chưa là gì so với kịch bản xấu hơn vốn đã được dự tính trong quá trình thiết kế đập.

Fan Xiao, kỹ sư trưởng của Cục Tài nguyên Địa chất và Khoáng sản tỉnh Tứ Xuyên, người cũng viết một chuyên mục trên tạp chí Địa lý Quốc gia Trung Quốc, cho biết, dựa trên tính toán của mình, con đập chỉ giữ lại 9% nước lũ trên sông Dương Tử trong năm nay.

Ông lập luận rằng, con đập có thể tạm thời ngăn lũ ở thượng nguồn, nhưng có ít tác dụng với lũ lụt từ những cơn mưa lớn ở trung và hạ lưu sông Dương Tử.

Ông cũng cho biết, đập Tam Hiệp được thiết kế để chịu đựng trận lũ tồi tệ ở quy mô "1 thế kỷ mới có 1-2 lần", nhưng nó đã không thực hiện được vai trò điều tiết lũ khổng lồ của mình, mặc dù các trận lũ năm nay ít nghiêm trọng hơn so với trường hợp xấu nhất trong thông số thiết kế.

Các chuyên gia nhận định, mùa lũ năm 2020 trên sông Dương Tử sắp kết thúc. Ảnh: Tân Hoa Xã
Các chuyên gia nhận định, mùa lũ năm 2020 trên sông Dương Tử sắp kết thúc. Ảnh: Tân Hoa Xã

Thứ trưởng Bộ Thủy lợi Trung Quốc cho biết trong tuần này, nếu thời tiết không cải thiện và các dải mưa không chuyển dịch sang nơi khác, thì lũ lụt dọc theo sông Dương Tử kể từ tháng 6 có thể khiến khả năng chịu đựng của đập Tam Hiệp bị đẩy đến "điểm nguy kịch".

Mục tiêu bao trùm của đập Tam Hiệp là kiểm soát lũ lụt và bảo vệ các trung tâm đô thị như Vũ Hán và Trùng Khánh. Tuy nhiên, cả hai thành phố đã bị nhấn chìm một phần vào mùa hè này, mặc dù nhà điều hành đập Tam Hiệp đã nói rằng tình hình có thể đã tàn khốc hơn nhiều nếu không có đập.

Cũng có những dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh có thể chuyển hướng ưu tiên ra khỏi các dự án thủy điện. Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc đã phê duyệt 3 dự án trong năm nay để xây dựng các nhà máy điện hạt nhân hoặc mở rộng năng lực sản xuất hiện có, nhưng không có đập mới hoặc kế hoạch thủy điện trên các con sông lớn được công bố.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Lũ lụt Trung Quốc mới nhất 30.7: Lũ đợt 3 sông Dương Tử dữ dội nhất

Khánh Minh |

Sông Dương Tử đang hứng chịu trận lũ thứ 3 trong năm nay, dữ dội hơn so với 2 trận lũ trước.

Lũ lụt Trung Quốc mới nhất 29.7: Sông Dương Tử nổi cơn thịnh nộ

Ngọc Vân |

Lũ trên sông Dương Tử một lần nữa nổi cơn thịnh nộ. Từ tối 27.7, nước lũ bắt đầu đổ vào hồ chứa đập Tam Hiệp với tốc độ hơn 60.000 mét khối/giây.

Đập Tam Hiệp nếu vỡ sẽ có sức công phá như sóng thần

Ngọc Vân |

Nếu vỡ đập Tam Hiệp, hậu quả sẽ vô cùng thảm khốc, được các chuyên gia ví như thảm hoạ sóng thần.

Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời

PHẠM ĐÔNG |

Cụ bà Đặng Bích Hà - phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp, qua đời ngày 17.9, hưởng thọ 96 tuổi.

Cháy nhà trong ngõ nhỏ tại Cầu Giấy, khói cao hàng chục mét

KHÁNH AN |

Đám cháy xảy ra vào khoảng 12h trưa 17.9, tại một nhà dân trong ngõ 58 Trần Bình (quận Cầu Giấy, TP Hà Nội).

Dấu hiệu tội phạm trong vụ thất thoát tiền tỉ tại Tiền Giang

Lam Duy |

Cơ quan thanh tra phát hiện dấu hiệu tội phạm trong vụ việc hơn 3,21 tỉ đồng bị chiếm dụng, thất thoát tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.

Kiên quyết giải phóng mặt bằng thực hiện cao tốc Bắc - Nam

CÔNG SÁNG |

UBND huyện Lệ Thủy (tỉnh Quảng Bình) sẽ tiến hành cưỡng chế nếu các hộ dân không thực hiện đúng quy định, phương án giải phóng mặt bằng.

Giám định nguyên nhân, phân định trách nhiệm vụ sập cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi UBND tỉnh Phú Thọ về việc giải quyết sự cố công trình cầu Phong Châu.