Nga - Mỹ tranh cãi tại Liên Hợp Quốc vì Hiệp ước INF

Khánh Minh |

Ngày 22.8, Mỹ và Nga cáo buộc lẫn nhau tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc vì sự sụp đổ của Hiệp ước lực lượng hạt nhân tầm trung (INF).

“Hôm nay chúng ta có mặt ở đây vì Nga thích một thế giới mà Mỹ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ với INF, trong khi Nga thì không” - Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Jonathan Cohen phát biểu.

Mỹ chính thức rút khỏi Hiệp ước INF vào ngày 2.8 để phát triển đầu đạn của riêng mình sau khi cáo buộc Nga từ chối phá huỷ tên lửa mới mà NATO cho là vi phạm hiệp ước.

“Thật vậy, Nga và Trung Quốc vẫn thích một thế giới mà Mỹ phải kiềm chế trong khi họ tiếp tục phát triển vũ khí không suy giảm và không nao núng” - ông Cohen nói thêm.

Trong khi đó, Phó Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Dmitry Polyanski chỉ trích rằng tham vọng của Mỹ đã đưa thế giới đến bờ vực của một cuộc chạy đua vũ trang mới mà có thể dễ dàng vượt khỏi tầm kiểm soát.

“Các vị có thấy là tất cả chúng ta chỉ cách cuộc chạy đua vũ trang không kiểm soát được chỉ một bước chân, vì tham vọng địa chính trị của Mỹ không?” - RT dẫn lời ông Polyanskiy nói.

Nga cho rằng rõ ràng Mỹ đã lên kế hoạch rời khỏi Hiệp ước INF từ lâu trước khi tuyên bố rút khỏi thoả thuận này hồi tháng 2 năm nay, “vì đây là cách duy nhất Washington có thể thử tên lửa hành trình phóng từ mặt đất vi phạm INF chỉ vài tuần sau khi chính thức rút lui”.

Bệ phóng được Mỹ sử dụng trong cuộc bắn thử tên lửa hành trình hôm 18.8 cùng loại với hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis Ashore ở Romania và Ba Lan. Khi hệ thống đầu tiên trong số đó được lắp đặt vào năm 2016, Nga đã bày tỏ lo ngại về khả năng phóng tên lửa hành trình Tomahawk vi phạm INF.

“Mỹ đảm bảo với Nga vào thời điểm đó rằng các hệ thống Aegis không có những tính năng như vậy. Nhưng bây giờ, những nghi ngờ này đã được xác nhận” - ông Polyanskiy nói.

Nhà ngoại giao Nga cũng chỉ trích các đồng minh của Mỹ ở Châu Âu vì họ không muốn ủng hộ những nỗ lực của Nga trong việc củng cố hiệp ước khi nó vẫn còn có thể được cứu.

Tháng 12.2018, Nga đã đề xuất một dự thảo nghị quyết lên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhằm tìm cách tăng cường sự ủng hộ của quốc tế cho INF mà không có bất kỳ lời chỉ trích nào với Mỹ. Tuy nhiên, các quốc gia phương Tây đã không ủng hộ.

Khánh Minh
TIN LIÊN QUAN

Phát ngôn bất ngờ của Triều Tiên về việc Mỹ thử tên lửa hành trình

Thanh Hà |

Triều Tiên phát biểu hôm thứ Năm (22.8) rằng vụ thử tên lửa hành trình tầm trung của Mỹ gần đây, kế hoạch triển khai tiêm kích F-35 cũng như các thiết bị quân sự tấn công ở bán đảo Triều Tiên, là những động thái nguy hiểm.

Hết kiềm tỏa từ INF, Mỹ phóng tên lửa bị cấm đầu tiên sau 30 năm

Hải Anh |

Quân đội Mỹ đã phóng thử loại tên lửa bị cấm hơn 30 năm theo hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) mà cả Mỹ và Nga đã rút khỏi vào tháng này, Lầu Năm Góc cho biết. 

Nga điều "thiên nga trắng" Tu-160 thị uy sức mạnh ở cửa ngõ Mỹ

Khánh Minh |

Ngày 14.8, Nga cho biết đã điều 2 máy bay ném bom hạt nhân Tu-160 đến vùng viễn đông, gần Alaska để diễn tập và phô diễn khả năng vũ khí hạt nhân ở cửa ngõ Mỹ.

Sắp triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương

Xuyên Đông |

Ngày 20.9, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, sẽ triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương trong năm 2025.

Nguyện vọng của trái chủ trong vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

NHÓM PV |

TPHCM - Nhiều bị hại liên quan đến sai phạm xảy ra ở Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn đã có mặt tại TAND TPHCM để theo dõi phiên xét xử.

Mưa ngập, hơn 11.000 học sinh vùng trũng ở Hà Tĩnh nghỉ học

TRẦN TUẤN |

Sáng 20.9, tại huyện Hương Khê và Hương Sơn (Hà Tĩnh) xảy ra mưa lớn, ngập cục bộ nên hơn 11.000 học sinh ở khu vực trũng thấp được cho nghỉ học.

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.

Giám đốc công ty làm máy nhắn tin cho Hezbollah bị điều tra

Anh Vũ |

Công ty Gold Apollo, có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc), đang bị điều tra liên quan đến vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin của lực lượng Hezbollah.