Nghịch lý xe tăng Ukraina phụ thuộc phần lớn vào dầu của Nga

Song Minh |

Theo tờ báo Đức Handelsblatt, Ukraina hiện "phụ thuộc phần lớn" vào dầu của Nga để vận hành xe tăng.

Nhật báo Handelsblatt đưa tin Ukraina sử dụng dầu của Nga được tinh chế tại Hungary và Thổ Nhĩ Kỳ để vận hành xe tăng và máy phát điện diesel do phương Tây cung cấp.

Công ty dầu khí khổng lồ MOL của Hungary đã “tăng gấp đôi doanh số bán hàng cho Ukraina trong 6 tháng qua” - nhật báo kinh doanh Handelsblatt lưu ý, dẫn lời các quan chức hải quan Ukraina.

Handelsblatt kết luận: “Vì MOL nhập tỉ lệ lớn dầu từ Nga, nên cỗ máy chiến tranh của Ukraina giờ đây chủ yếu được cung cấp nhiên liệu từ Nga”.

Mặc dù là thành viên của EU, song Hungary được miễn trừ đặc biệt khi nhập khẩu dầu thô từ Nga thông qua đường ống. Do không bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt Nga của EU, MOL có thể cung cấp các sản phẩm dầu mỏ tinh chế cho Kiev ở mức giá thấp hơn so với nhiều công ty EU - những công ty đang mất thị phần ở Ukraina, theo nguồn tin của báo Đức.

Trước cuộc xung đột hiện nay, Ukraina đã có thể đáp ứng khoảng 30% nhu cầu trong nước nhờ nhà máy lọc dầu Kremenchug ở tỉnh Poltava, nơi tinh chế dầu nhập khẩu từ Azerbaijan. Nhà máy được báo cáo là "bị hư hại nghiêm trọng" bởi các cuộc tấn công bằng tên lửa của Nga vào tháng 4.2022 và hiện chỉ mới khôi phục được công suất hạn chế.

Handelsblatt lưu ý, mặc dù Kiev phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu từ bên ngoài nhưng không có tình trạng thiếu nhiên liệu ở Ukraina. Ngay cả với mức tiêu thụ tăng lên của xe tăng và xe bọc thép do NATO cung cấp, dường như vẫn có rất nhiều dầu diesel cho các máy phát điện mà phương Tây đã gửi vào mùa đông năm ngoái, để bù đắp cho sự cố mất điện do các cuộc tấn công của Nga vào lưới điện.

Michal Paszkowski - nhà phân tích tại Viện Trung Âu (IES) ở Lublin - nói với tờ báo Đức: “Việc vận chuyển nhiên liệu chủ yếu được thực hiện bằng đường sắt qua Ba Lan. Nhiên liệu đến từ Slovakia và Hungary bằng đường ống, trong khi từ Romania, dầu diesel được vận chuyển trước bằng đường biển, sau đó bằng đường sắt”.

Tháng 12 năm ngoái, Mỹ và các đồng minh G7 đã thiết lập mức giá trần đối với dầu mỏ của Nga, cấm các công ty vận chuyển và bảo hiểm trừ khi dầu được bán ở mức giá bằng hoặc dưới 60 USD/thùng. Các hạn chế tương tự đã được đưa ra vào tháng 2 năm nay đối với các sản phẩm xăng dầu của Nga.

Nga phản ứng bằng cách cấm bán dầu và các sản phẩm tinh chế cho bất kỳ ai tuân thủ giá trần và đồng thời ngừng sử dụng USD để bán dầu. Trong khi đó, các nước OPEC+ đã phớt lờ yêu cầu của Washington tăng sản lượng.

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

Ông Zelensky tiết lộ nguyên nhân Ukraina phản công thất bại

Khánh Minh |

Tổng thống Volodymyr Zelensky cho rằng, nguyên nhân Ukraina phản công thất bại là do các đồng minh của Kiev không cung cấp đủ vũ khí.

EU ngần ngại trao tài sản đóng băng của Nga cho Ukraina

Khánh Minh |

Đại diện chính phủ Hà Lan cho biết, Liên minh châu Âu chưa sẵn sàng chuyển tài sản bị phong tỏa của Nga cho Ukraina do các vấn đề pháp lý và lo ngại từ Đức.

Trừng phạt của Mỹ đẩy các nhà khoa học Nga hợp tác với Trung Quốc

Khánh Minh |

Sự hợp tác giữa các nhà khoa học thiên tài của Trung Quốc và Nga đang mang đến những tiến bộ to lớn trong công nghệ lượng tử.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.

Sắp triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương

Xuyên Đông |

Ngày 20.9, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, sẽ triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương trong năm 2025.

Mưa ngập, hơn 11.000 học sinh vùng trũng ở Hà Tĩnh nghỉ học

TRẦN TUẤN |

Sáng 20.9, tại huyện Hương Khê và Hương Sơn (Hà Tĩnh) xảy ra mưa lớn, ngập cục bộ nên hơn 11.000 học sinh ở khu vực trũng thấp được cho nghỉ học.

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.

Giám đốc công ty làm máy nhắn tin cho Hezbollah bị điều tra

Anh Vũ |

Công ty Gold Apollo, có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc), đang bị điều tra liên quan đến vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin của lực lượng Hezbollah.