Những tỉ phú khét tiếng Ấn Độ dính tù tội

Bảo Châu |

Một số tỉ phú Ấn Độ từng có cuộc sống xa hoa, hào nhoáng với khối tài sản khổng lồ... trước khi phải đứng sau song sắt nhà tù vì tội trạng bị phanh phui.

Nirav Modi

Nirav Modi sinh ra ở bang Gujarat, miền tây Ấn Độ. Ông là nhà sáng lập thương hiệu trang sức kim cương Firestar Diamond với chuỗi cửa hàng mọc lên trên khắp thế giới, từ Mumbai, Hong Kong cho tới London và New York.

Năm 2017, Forbes đã định giá công ty kim hoàn Nirav Modi có giá trị lên tới 1,8 tỉ USD.

 
Tỉ phú Nirav Modi là nhà sáng lập thương hiệu trang sức kim cương Firestar Diamond. Ảnh: Getty/AFP

Tuy nhiên, không lâu sau đó Nirav Modi đã bị buộc tội thực hiện một trong những vụ gian lận ngân hàng lớn nhất từ ​​trước đến nay ở Ấn Độ.

Ông ta bị cáo buộc lừa đảo Ngân hàng Quốc gia Punjab (PNB) số tiền hàng tỉ USD, tiêu hủy chứng cứ và giả mạo nhân chứng. Nirav Modi đã nhanh chân chạy trốn khiến chính phủ Ấn Độ phải phát động một cuộc truy lùng trên quy mô lớn và hợp tác với Interpol để tìm cách bắt giữ vị tỉ phú bị cáo buộc lừa đảo này.

 
Tỉ phú Nirav Modi chụp cùng người mẫu đeo trang sức kim cương từ hãng trang sức do ông sở hữu. Ảnh: Instagram/Nirav Modi

Sau khi sang Anh vào năm 2018, Nirav Modi ban đầu đã nộp đơn xin tị nạn với lý do ''đàn áp chính trị'' và sống trong một căn hộ cho thuê với giá 23.000 USD mỗi tháng, theo The Daily Telegraph.

Nirav Modi bắt đầu ngồi tù ở nhà tù HMP Wandsworth của Anh kể từ năm 2019.

Mặc dù Chính phủ Ấn Độ muốn dẫn độ Modi trở về nước để xét xử, nhưng các luật sư của ông ta đã phản đối, viện cớ sức khỏe tâm thần của ông ta có vấn đề và ông ta là người có nguy cơ tự sát.

Mehul Choksi

Mehul Choksi là chủ sở hữu của Tập đoàn bán lẻ đồ trang sức Gitanjani ở Ấn Độ. Ông ta cũng bị cáo buộc liên quan đến vụ lừa đảo PNB cùng với cháu trai Nirav Modi. Tháng 5.2021, Mehul Choksi bị bắt giữ ở Cộng hòa Dominica do nhập cảnh trái phép quốc đảo Caribbea này từ Antigua - nơi ông ta đã nhập tịch kể từ năm 2017.

Tỉ phú Mehul Choksi cũng liên quan đến vụ lừa đảo ngân hàng PNB với cháu trai Nirav Modi. Ảnh: Twitter/Mehul Choksi
Tỉ phú Mehul Choksi cũng liên quan đến vụ lừa đảo ngân hàng PNB với cháu trai Nirav Modi. Ảnh: Twitter/Mehul Choksi

Trong một cuộc phỏng vấn với India Today TV, Choksi tiết lộ rằng ông ta thực sự đã bị các cơ quan của Ấn Độ bắt cóc, tra tấn và ép buộc phải nhập cảnh Dominica để ông ta bị bỏ tù. Cuối cùng vị tỉ phú này đã được tại ngoại sau 50 ngày và cho biết ông ta đang cân nhắc quay trở lại Ấn Độ để chứng minh sự vô tội của mình, nhưng hiện “e ngại về sự an toàn của bản thân”.

Ramalinga Raju

Ramalinga Raju là người sáng lập Satyam Computer Services, nổi danh kể từ sau khi ký được một thỏa thuận trị giá hàng triệu USD vào năm 2007 để trở thành nhà tài trợ Ấn Độ đầu tiên và nhà cung cấp dịch vụ Công nghệ thông tin chính thức của FIFA World Cup 2010 và 2014.

 
Tỉ phú Ramalinga Raju liên quan đến tội tham ô. Ảnh: AFP

Năm 2009, Raju thừa nhận đã làm giả tài khoản của công ty, tham ô số tiền 1,5 tỉ USD và đã từ chức. Trong một bức thư gửi ban giám đốc công ty Satyam vào tháng 1.2009, Raju nói rằng ông ta đã cố tình làm tăng số dư tiền mặt và ngân hàng của công ty nhằm che đậy tình hình hoạt động kém hiệu quả của công ty và hành vi tham ô của bản thân.

Khi sự việc trở nên ngày càng nghiêm trọng, Raju rơi vào tình thế ''giống như cưỡi trên lưng một con hổ, không biết làm cách nào để bước xuống mà không bị ăn thịt''.

Ngày 9.4.2015, Raju đã bị kết án 7 năm tù cùng một khoản tiền phạt rất nặng, nhưng bất ngờ được tại ngoại chỉ sau 1 tháng bởi một tòa án đặc biệt ở Hyderabad. Theo The Hindu, ông ta được trả tự do vì tòa án nhận thấy quá trình đưa ra xét xử sẽ bị kéo dài.

Subrata Roy

Xuất thân từ một gia đình nghèo khó, tỉ phú Subrata Roy một tay gây dựng Sahara India Pariwar - một đế chế khổng lồ về tài chính, cơ sở hạ tầng và nhà ở - và trở nên giàu có tột cùng. Năm 2012, Subrata Roy được bình chọn là một trong 10 người quyền lực nhất Ấn Độ. Năm 2004, tập đoàn Sahara được tạp chí Time nhận định là ''nhà tuyển dụng lớn thứ hai ở Ấn Độ'', chỉ sau Đường sắt Ấn Độ.

Tuy nhiên, sau này, Subrata Roy bị cơ quan quản lý thị trường của Ấn Độ tuýt còi vì tội lừa đảo các nhà đầu tư. Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Ấn Độ (SEBI) cũng lên tiếng cáo buộc Roy vi phạm luật chứng khoán.

 
Năm 2012, tỉ phú Subrata Roy được bình chọn là một trong 10 người quyền lực nhất Ấn Độ. Ảnh: AFP

Theo India Today, Subrata Roy đã bị bỏ tù 2 năm trước khi được tạm tha vào năm 2016. Vào tháng 11.2020, SEBI đã yêu cầu Tòa án Tối cao Ấn Độ buộc ông ta trao trả số tiền 8,43 tỉ USD nếu không sẽ có nguy cơ trở lại nhà tù. SEBI khẳng định số tiền này là tiền còn nợ đọng của Roy.

Bất chấp vụ bắt giữ và những tranh cãi xung quanh, tỉ phú Subrata Roy vẫn là một nhân vật nổi tiếng ở Ấn Độ. Tiểu sử, cuộc đời của ông thậm chí đã được đem dựng thành phim.

Bảo Châu
TIN LIÊN QUAN

Đời sống hôn nhân của các tỉ phú hàng đầu

Thanh Hà |

Tin Bill và Melinda Gates ly hôn có thể chấn động thế giới nhưng có lẽ ít gây bất ngờ hơn với những tỉ phú trong danh sách Forbes 400. Họ đều biết quá rõ rằng tiền - kể cả rất nhiều tiền - cũng không thể mua được hạnh phúc, Chase Peterson - Withorn của Forbes nhận định. 

Người giàu nhất Châu Á sắp gia nhập câu lạc bộ tỉ phú 100 tỉ USD

Hải Anh |

Tài sản của tỉ phú giàu nhất Châu Á Mukesh Ambani tăng thêm 3,7 tỉ USD hôm 3.9. 

Giới siêu giàu Ấn Độ tháo chạy khỏi "sóng thần" COVID-19

Khánh Minh |

Giới siêu giàu Ấn Độ đang trả hàng chục nghìn USD để tháo chạy khỏi đợt "sóng thần" COVID-19 đang tàn phá nước này, theo Business Insider.

Sắp triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương

Xuyên Đông |

Ngày 20.9, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, sẽ triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương trong năm 2025.

Nguyện vọng của trái chủ trong vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

NHÓM PV |

TPHCM - Nhiều bị hại liên quan đến sai phạm xảy ra ở Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn đã có mặt tại TAND TPHCM để theo dõi phiên xét xử.

Mưa ngập, hơn 11.000 học sinh vùng trũng ở Hà Tĩnh nghỉ học

TRẦN TUẤN |

Sáng 20.9, tại huyện Hương Khê và Hương Sơn (Hà Tĩnh) xảy ra mưa lớn, ngập cục bộ nên hơn 11.000 học sinh ở khu vực trũng thấp được cho nghỉ học.

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.

Giám đốc công ty làm máy nhắn tin cho Hezbollah bị điều tra

Anh Vũ |

Công ty Gold Apollo, có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc), đang bị điều tra liên quan đến vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin của lực lượng Hezbollah.