Sân bay nhộn nhịp hàng đầu Châu Âu giảm tần suất bay quốc tế

Khánh Minh |

Sân bay Schiphol ở Amsterdam, Hà Lan - một trong những trung tâm hàng không nhộn nhịp nhất Châu Âu - buộc phải giảm tần suất các chuyến bay quốc tế.

Giảm bay để giảm khí thải

Theo chỉ thị của Chính phủ Hà Lan, sân bay Schipol phải giảm tần suất bay quốc tế nhằm cắt giảm lượng khí thải carbon toàn cầu. Động thái này đã dấy lên mối lo ngại cho các hãng hàng không khác.

CNN đưa tin, ngày 17.3, các quan chức Hà Lan tuyên bố, nước này sẽ áp đặt hạn chế đối với tất cả các chuyến bay quốc tế để kiểm soát hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Giao thông hàng không là một trong những tác nhân gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu, chiếm khoảng 2-3%, nhưng tỉ lệ khí thải của một quốc gia có thể khá cao, đặc biệt là đối với những nước nhỏ hơn và phải vận hành nhiều chuyến bay.

Một số quốc gia đã nhắm mục tiêu vào ngành hàng không để giảm thiểu tác động đến khí hậu tổng thể, đồng thời đáp ứng các cam kết về khí hậu đã được đề ra.

Mặc dù trước đây đã có những động thái ở châu Âu nhằm hạn chế hoặc cấm một số chuyến bay ngắn trong khu vực và địa phương để cắt giảm lượng khí thải carbon, nhưng đây sẽ là biện pháp môi trường đầu tiên được thực hiện đối với các chuyến bay quốc tế.

KLM - hãng hàng không hàng đầu của Hà Lan - đã bày tỏ sự lo ngại về động thái cứng rắn này.

Đại diện Công ty hàng không KLM cho biết: “KLM tin rằng các chính sách bền vững - trong phạm vi hàng không trên thế giới - nên được áp dụng rộng rãi trên thị trường quốc tế càng nhiều càng tốt.

Nếu chỉ có một quốc gia duy nhất trên thế giới tuân theo việc giảm thiểu khí CO2 thì điều này là không phù hợp với chính sách quốc tế”.

Máy bay của hãng KLM tại sân bay Schiphol. Ảnh: KLM
Máy bay của hãng KLM tại sân bay Schiphol. Ảnh: KLM

Trong một tuyên bố, Bộ Giao thông Vận tải Hà Lan cho biết, sân bay Schiphol và các sân bay bị ảnh hưởng khác có thể gia hạn việc cắt giảm khí thải trong nhiều năm.

“Mức khí thải CO2 tối đa được đặt ra cho mỗi sân bay sẽ được áp dụng trong vòng vài năm, do đó lượng phát thải nhiều hơn trong một năm có thể được bù đắp trong những năm tiếp theo” - trích bản tuyên bố.

“Chính sách này sẽ giúp quốc gia đạt được mục tiêu giảm thiểu khí carbon. Các điều kiện khác vẫn đang được xem xét và chính phủ nói rằng các cuộc thảo luận sẽ có sự tham gia của tất cả các bên liên quan”.

Thách thức pháp lý

Sân bay Schiphol là một trong những sân bay lớn ở Châu Âu, bên cạnh London (Anh), Paris (Pháp) và Frankfurt (Đức). Schiphol cũng là nơi xuất phát của hãng KLM, hãng hàng không Hà Lan và là một trong những hãng hàng không lớn nhất lục địa.

Sân bay này đã bị hành khách và các hãng hàng không chỉ trích nặng nề vào năm 2022 sau khi phải đối mặt với sự quá tải của giao thông hàng không sau đại dịch COVID-19.

Tình trạng hỗn loạn đã dẫn đến việc sân bay phải giới hạn số lượng hành khách cho đến đầu năm 2023 để giảm thiểu nguy cơ thiếu nhân viên phục vụ.

Để đối phó với những lo ngại về môi trường, Chính phủ Hà Lan đã công bố “Đề án sơ bộ Schiphol” vào tháng 1.2023, trong đó đề xuất cắt giảm tần suất chuyến bay từ 500.000 xuống còn 460.000 trong khoảng thời gian từ mùa đông 2023 đến mùa hè 2024.

Trong một tuyên bố chung được công bố vào ngày 3.3, KLM, cùng với những hãng lớn khác như Delta và EasyJet, cho rằng quyết định này là “không thể hiểu nổi”.

“Các hãng hàng không đã đầu tư nhiều tỉ euro để đáp ứng mục tiêu ngắn hạn cũng như dài hạn, phù hợp với quy định giảm thiểu khí carbon của chính phủ, trong khi sự biện minh của chính phủ lại xoay quanh các hạn chế vận hành mà không cân nhắc các giải pháp khả thi thay thế để giảm thiểu tiếng ồn hiệu quả” - bản tuyên bố chung nêu rõ.

Delta Airlines, đối tác lớn của KLM và cổ đông của tập đoàn Air France - KLM, cũng “phản đối mạnh mẽ việc giới hạn mọi thứ tại sân bay Schiphol”, trong khi hãng này vẫn “tích cực đầu tư vào chương trình đổi mới và hiện đại hoá như một cách tối ưu nhất để giảm thiểu tiếng ồn và tác động tiêu cực đến môi trường”.

Hãng hàng không KLM đã đưa ra một thách thức pháp lý chống lại Chính phủ Hà Lan về vấn đề này vào đầu tháng 3.2023.

Khánh Minh
TIN LIÊN QUAN

Ấn Độ lên kế hoạch xây 72 sân bay mới trong 2 năm tới

Song Minh |

Ấn Độ - thị trường hàng không phát triển nhanh nhất thế giới - đặt mục tiêu xây 72 sân bay mới từ nay đến năm 2025.

Lý do sân bay ở châu Á được vinh danh tốt nhất thế giới năm 2023

Thanh Hà |

Sân bay Changi của Singapore đã giành vị trí dẫn đầu bảng xếp hạng của Skytrax về các sân bay tốt nhất thế giới năm 2023.

Trung Quốc công bố thiết kế sân bay mới cực độc đáo

Song Minh |

Ma Yanson, một trong những kiến trúc sư nổi tiếng nhất ở Trung Quốc, đã công bố kế hoạch về một dự án sân bay mới cực độc đáo.

Bản tin công đoàn: Tăng lương với giáo viên hợp đồng 111

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung sau: Tổng LĐLĐVN kêu gọi quyên góp ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão; Giáo viên ký hợp đồng 111 có được tăng lương?...

Gia cố nhiều điểm xung yếu dọc sông Lô

Việt Bắc |

Trong khi vị trí vỡ đê tại Tuyên Quang đang chờ được khắc phục, nhiều vị trí xung yếu khác dọc sông Lô đoạn qua Phú Thọ cũng khẩn trương được gia cố.

181 người chết, 145 người mất tích do ảnh hưởng bão số 3

Khương Duy |

Đến 22h ngày 11.9, có 181 người chết, 145 người mất tích. Số người chết, mất tích do ảnh hưởng cơn bão số 3 hôm qua tăng 126 trường hợp.

Ukraina ngày càng bị Nga dồn ép rút khỏi Kursk

Khánh Minh |

Quân đội Nga được cho là đang đẩy lùi quân Ukraina ở tỉnh Kursk của Nga.

Cung đường đẹp bậc nhất Hải Dương hoang tàn sau bão

Nguyễn Đạt |

Cơn bão Yagi đi qua, để lại khung cảnh hoang tàn, xơ xác của con đường từng được ví như Đà Lạt thu nhỏ của Hải Dương.