Bằng chứng cho dự đoán này đến từ việc nghiên cứu các mảnh kim loại được thu hồi từ một vụ rơi vật thể bay không xác định (UFO) ngoài khơi đảo Manus ở Thái Bình Dương năm 2014. Kết quả điều tra cho thấy có thể đó là một hợp kim nhân tạo chưa từng có trên Trái đất, trang MailOnline đưa tin.
Giáo sư Loeb, người đứng đầu nỗ lực nghiên cứu các mảnh kim loại thu được ngoài khơi đảo Manus, tin rằng có khả năng những mảnh vỡ này là tàn tích của một con tàu vũ trụ ngoài hành tinh. Các nghiên cứu do các nhà khoa học từ Mỹ, Đức và Papua New Guinea thực hiện có thể chứng minh “cuộc chạm trán đầu tiên của loài người với người ngoài hành tinh”.
Nhà vật lý nổi tiếng Harvard nói với Daily Star rằng thế giới sắp có được bằng chứng khoa học về sự sống ngoài Trái đất. Giáo sư Loeb hy vọng có được kết quả nghiên cứu của nhà khoa học trên các mẫu thiên thạch rơi xuống trái đất vào năm 2014.
Các mẫu thiên thạch có kích thước bằng viên bi, hiện đang được phân tích tại bốn phòng thí nghiệm trên toàn thế giới. Mục đích nhằm xác định nguồn gốc của loại vật liệu này có phải do loài người chế tạo hay đến từ một nền văn minh ngoài hệ mặt trời. Những quan sát ban đầu chỉ ra rằng các khối cầu bằng viên bi có sức mạnh đặc biệt, vượt qua bất kỳ loại đá vũ trụ nào đã biết.
Việc phát hiện ra các vật liệu tàu vũ trụ đến từ không gian trên trái đất có thể là dấu mốc cho “lần tiếp xúc đầu tiên của loài người với người ngoài hành tinh”.
Giáo sư Loeb, Giám đốc Viện Lý thuyết và Tính toán tại Trung tâm Vật lý Thiên văn Harvard-Smithsonian (Mỹ) tin rằng, có khả năng các mảnh vỡ thực sự là nhân tạo. Tuy nhiên, bằng chứng kết luận sẽ phụ thuộc vào kết quả phân tích đang diễn ra.
Giáo sư Loeb và nhóm nghiên cứu của ông đã đặt tên cho mẫu vật thể bí ẩn là IM1, viết tắt của “thiên thạch giữa các vì sao 1”, trong khi danh mục thiên thạch của Trung tâm Nghiên cứu Vật thể Gần Trái đất (CNEOS) của NASA gọi nó là CNEOS 20140108.
Tính năng độc đáo của IM1 nằm ở sức mạnh vật chất đặc biệt của nó, xếp hạng đầu tiên trong số 273 quả cầu lửa trong danh mục thiên thạch CNEOS của NASA.
Theo Loeb, IM1 thể hiện những đặc điểm khác lạ trong quỹ đạo di chuyển. IM1 di chuyển nhanh hơn 95% các ngôi sao lân cận gần mặt trời, có thể là do một dạng lực đẩy nào đó và được cấu tạo từ vật liệu có độ bền cao.
IM1 có kích thước đường kính khoảng 90cm và nặng nửa tấn, tương tự như trọng lượng của tàu thăm dò không gian Voyager 1 và Voyager 2, hiện đang thám hiểm vũ trụ.
Nhóm nghiên cứu của Loeb tin rằng IM1 có thể là tàu thăm dò của người ngoài hành tinh. Mặc dù khi bay vào khí quyển Trái đất, IM1 đã bốc cháy, tạo thành các giọt kim loại nóng chảy nhỏ.