"So tài" vaccine COVID-19 AstraZeneca và Pfizer-BioNTech

Phương Linh |

Vaccine COVID-19 của AstraZeneca gần đây đã được WHO đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp cùng với vaccine của Pfizer-BioNTech được phê duyệt từ tháng 12. Vậy hai loại vaccine này có đặc điểm gì nổi bật khi so sánh với nhau?

Hiệu quả ngăn ngừa COVID-19

Theo dữ liệu nghiên cứu mới nhất, vaccine của AstraZeneca-Oxford đạt hiệu quả lên tới 76% trong ngăn ngừa COVID-19 trong vòng từ 22 đến 90 ngày sau khi tiêm một liều duy nhất. Trước đó, dữ liệu tạm thời cho thấy, hiệu quả của vaccine này là 70,4%.

So sánh với hiệu quả đạt tới 95% của loại vaccine hai liều từ Pfizer-BioNTech, vaccine của AstraZeneca có phần khiêm tốn hơn.

Ngày 7.2, Nam Phi đã tuyên bố tạm hoãn sử dụng vaccine AstraZeneca trong chương trình tiêm chủng sau khi một nghiên cứu công bố vaccine này không mang lại tác dụng đáng kể trong phòng chống nguy cơ mắc COVID-19 mức độ nhẹ hoặc trung bình do biến thể Nam Phi, kí hiệu 501Y.V2, gây ra. Tuy nhiên, giới chức y tế toàn cầu đã lên tiếng bênh vực vaccine của AstraZeneca, cho rằng còn quá sớm để kết luận bất cử điều gì và vaccine này sẽ góp phần đẩy lùi đại dịch COVID-19.

Vaccine AstraZeneca đã được phê duyệt sử dụng khẩn cấp ở nhiều quốc gia, gần đây nhất, ngày 15.2, WHO cho biết đã đưa vaccine AstraZeneca vào danh sách sử dụng khẩn cấp trên toàn cầu, vaccine thứ 2 được phê duyệt sau Pfizer-BioNTech hồi tháng 12.2020.

Khác biệt về công nghệ, giá cả và lưu trữ

Vaccine COVID-19 của AstraZeneca được phát triển dựa trên công nghệ "vector virus", theo đó một loại virus gây cảm cúm thông thường ở loài tinh tinh được làm cho suy yếu có tác dụng đưa ra các chỉ dẫn di truyền đến các tế bào con người, giúp chống lại virus SARS-CoV-2.

Trong khi đó vaccine Pfizer-BioNTech sử dụng công nghệ mới mRNA để ngăn ngừa virus.

Về mặt giá cả, AstraZeneca cam kết vaccine của họ sẽ được bán không lợi nhuận với giá chỉ vài USD một liều, trong khi vaccine của Pfizer có giá từ 18,40 đến 19,50 USD mỗi liều.

Điều kiện lưu trữ cũng là một trong những ưu điểm nổi bật của vaccine AstraZeneca khi chỉ cần bảo quản bằng tủ lạnh thông thường, không cần lạnh sâu ở nhiệt độ âm 70 độ C như vaccine COVID-19 mRNA của Pfizer và BioNTech.

Với ưu điểm giá thành rẻ, dễ dàng bảo quản và vận chuyển, vaccine AstraZeneca được đánh giá tốt hơn về độ phù hợp với những quốc gia nghèo, kém phát triển. Trong khi bảo quản và vận chuyển vaccine Pfizer-BioNTech là một thách thức không nhỏ đối với nhiều quốc gia, kể cả những quốc gia phát triển.

Vaccine nào được nhiều quốc gia đặt mua hơn?

Vaccine của Pfizer-BioNTech là một trong số những vaccine hàng đầu được nhiều quốc gia phê duyệt sử dụng khẩn cấp và đặt mua hơn cả. Các quốc gia đã có đơn đặt hàng trước với vaccine này bao gồm: Bahrain, Canada, Chile, Dubai, Ecuador, EU, Đức, Israel, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, Hà Lan, Panama, Peru, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Anh, Mỹ...

Vaccine giá rẻ của AstraZeneca-Oxford cũng đắt hàng không kém với một loạt nước ký thỏa thuận mua: Australia, Brazil, Canada, Chile, COVAX, Ecuador, EU, Pháp, Đức, Ấn Độ, Israel, Ý, Nhật Bản, Malaysia, Maroc, Hà Lan, Panama, Philippines, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Anh, Mỹ, Việt Nam...

Đáng chú ý, vaccine COVID-19 của AstraZeneca cũng chiếm tỉ lệ lớn về liều lượng trong chương trình chia sẻ vaccine toàn cầu COVAX, với hơn 330 triệu liều sẽ được triển khai cho các nước nghèo từ cuối tháng 2.

Đối tượng tiêm chủng

Vaccine COVID-19 của Pfizer-BioNTech được sử dụng cho những người ở độ tuổi từ 16 trở lên. Trong khi vaccine AstraZeneca có thể sử dụng với đối tượng trên 18 tuổi.

Tuy nhiên, nhiều quốc gia như Thụy Sĩ, Australia, Hàn Quốc... cho biết họ đang thận trọng trong khuyến cáo sử dụng vaccine AstraZeneca đối với người trên 65 tuổi vì lí do chưa đủ dữ liệu về hiệu quả ở người lớn tuổi.

Về vấn đề này, các chuyên gia WHO đã khuyến nghị rằng, vaccine COVID-19 của AstraZeneca-Oxford có thể được sử dụng cho những người trên 65 tuổi và cũng như những nơi mà các biến thể SARS-CoV-2 đáng lo ngại đang lưu hành.

Phương Linh
TIN LIÊN QUAN

Australia phê duyệt vaccine AstraZeneca, đẩy mạnh chương trình tiêm chủng

Phương Linh |

Australia cấp phép tạm thời cho vaccine AstraZeneca, tiến tới triển khai chương trình tiêm chủng vào 22.2.

Khắc phục chậm trễ tiêm chủng, Hàn Quốc mua thêm vaccine cho 23 triệu người

Bảo Châu |

Thủ tướng Hàn Quốc cho biết đã sắp xếp mua thêm vaccine đủ tiêm cho 23 triệu người.

Nhóm nước nghèo nhất thế giới sắp nhận đợt vaccine COVID-19 đầu tiên

Hải Anh |

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 15.2 đã khởi động triển khai vaccine COVID-19 cho các nước nghèo hơn ngay sau khi phê duyệt sử dụng khẩn cấp cho vaccine COVID-19 của AstraZeneca.

Arsenal giành 3 điểm trên sân Tottenham

Nhóm PV |

Bàn thắng duy nhất của Gabriel giúp Arsenal thắng trên sân Tottenham ở vòng 4 Premier League tối 15.9.

Chủ tịch Tổng LĐLĐVN động viên, hỗ trợ người lao động tại Tuyên Quang

Lam Thanh |

Sáng 15.9, ông Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cùng đoàn công tác đến thăm hỏi, động viên, trao hỗ trợ cho đoàn viên, NLĐ bị ảnh hưởng bởi bão số 3 tại Tuyên Quang.

Tin 20h: Có gì bên trong xe đầu kéo vụ sập cầu Phong Châu?

NHÓM PV |

Tin 20h: Cảnh sát cơ động cõng đồ tiếp tế, vượt núi vào vùng sạt lở; Không phát hiện thi thể trong xe đầu kéo vụ sập cầu Phong Châu...

Ngang nhiên rào tôn chắn cửa sổ nhà dân giữa Hà Nội

Minh Hạnh |

Hà Nội - Một nhóm người tự ý rào tôn chắn cửa sổ nhà dân, khiến căn nhà bị thiếu ánh sáng, thiếu không khí, và tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ, khó cứu nạn, cứu hộ.

Cơn bão mạnh nhất 75 năm sắp đổ bộ Thượng Hải, Trung Quốc

Song Minh |

Bão Bebinca có thể trở thành một trong những cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào Thượng Hải, Trung Quốc kể từ năm 1949.