Thổ Nhĩ Kỳ là mục tiêu tiếp theo sau khủng hoảng Qatar

Hà Liên |

Ngày 14.6, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu đến Doha để gặp người đồng cấp Qatar Mohammed bin Abdulrahman al Thani và Tiểu vương Qatar, về cuộc khủng hoảng ngoại giao đang diễn ra ở Trung Đông.

Nhà phân tích chính trị người Thổ Nhĩ Kỳ Samer Saleha đã chia sẻ với Sputnik về lập trường của chính quyền Ankara trong cuộc khủng hoảng Qatar, và vai trò của các nước khác trong cuộc khủng hoảng đang diễn ra này.

Vai trò của Thổ Nhĩ Kỳ 

Ngày 5.6, Saudi Arabia, Bahrain, các Tiểu vương quốc Arab thống nhất, Ai Cập tuyên bố chấm dứt quan hệ ngoại giao với Qatar. Các nước cũng cấm vận giao thông đường bộ, đường thủy, hàng không với Qatar, vì cáo buộc chính quyền Doha hỗ trợ khủng bố, gây bất ổn trong khu vực Trung Đông. Tiếp đó, nhiều nước khác cũng tuyên bố chấm dứt, giảm cấp độ ngoại giao với Qatar.

Thổ Nhĩ Kỳ và một số nước Trung Đông khác đã có những động thái nỗ lực giúp Qatar thoát khỏi cô lập.  Theo ông Samer Saleha, ngay từ trước chuyến thăm của Ngoại trưởng Cavusoglu, Thổ Nhĩ Kỳ đã thể hiện lập trường rõ ràng, và chuyến thăm là minh chứng cho thấy chính quyền Ankara luôn bên cạnh Qatar.

Ngày 6.6, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỹ Recep Tayyip Erdogan cho biết, nước này sẽ tiếp tục phát triển quan hệ với Qatar và sẽ nỗ lực để giải quyết khủng hoảng thông qua đối thoại.

“Trong những năm gần đây, mối quan hệ giữa Ankaran và Doha ngày càng tăng cường. Qatar nhiều lần cung cấp cho Thổ Nhĩ Kỳ sự hỗ trợ về chính trị, trong đó có hỗ trợ sau cuộc đảo chính quân sự. Đặc biệt, mối quan hệ song phương dẫn tới việc lập căn cứ quân sự của nước này tại Qatar”, ông Saleha chỉ rõ.

Ngày 9.6, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan cho phép triển khai khoảng 3.000 binh sĩ lực lượng bộ binh, không quân và hải quân của nước này cùng với đội ngũ huấn luyện và đặc nhiệm tại căn cứ ở Qatar.

Nỗ lực của Ankara chưa đủ

Ông Saleha nhấn mạnh rằng, Ankara sẽ giữ mối quan hệ với Saudi Arabia và UAE, nhưng sau khi hỗ trợ Qatar, vấn đề sẽ khó giải quyết. Chuyên gia phân tích nói: “Chính quyền Ankaran có thể giữ các mối quan hệ nếu nước này làm việc với Saudia Arabia một cách thẳng thắn và công bằng. Tôi cho rằng Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ nên tới Riyadh càng sớm càng tốt. Kể từ khi khủng hoảng nổ ra, những nỗ lực của Ankaran thiết lập đối thoại với các nước vùng Vịnh đã thiếu sót. Họ nên nỗ lực thêm”.

Trong bối cảnh hiện tại, khủng hoảng Qatar không thể giải quyết nếu không có sự tham gia của các nước lớn trong khu vực như Thổ Nhĩ Kỳ, Iran. “Phải ngăn chặn cuộc khủng hoảng có thể biến thành một cuộc đối đầu quân sự. Thổ Nhĩ Kỳ đã gửi thực phẩm tới Qatar. Ankara cũng quyết định triển khai một nhóm binh sĩ tới nước này. Những quyết định này rất quan trọng. Ngoài ra còn có các nước khác tham gia giúp đỡ như Iran, Pháp, Đức”, ông nói.

Khủng hoảng Qatar nằm trong kế hoạch của Mỹ?

Nhà phân tích cũng nói về những hậu quả của cuộc khủng hoảng đối với Thổ Nhĩ Kỳ. “Trong tình hình này, Thổ Nhĩ Kỳ có thể là mục tiêu tiếp theo, sau Qatar. Các nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ và các chuyên gia tin rằng, cuộc tấn công vào nước này sẽ xảy ra sau đó, do các quốc gia vùng Vịnh và Mỹ tiến hành. Điều này trở nên rõ ràng sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tới thăm Riyadh. Việc này lý giải phản ứng và hành động của Thổ Nhĩ Kỳ vừa qua. Đó có thể là một phần kế hoạch của Mỹ trong khu vực”, ông nói.

Theo ông Samer Saleha, cách để thực hiện kế hoạch này đã được chuẩn bị trong chuyến thăm của Tổng thống Mỹ tới Saudi Arabia. “Thổ Nhĩ Kỳ và Iran phản đối kế hoạch này. Họ muốn xem xét cuộc khủng hoảng Qatar từ góc độ khác. Mỹ lại phớt lờ đề nghị đó và muốn áp đặt quan điểm của nước này về tình hình. Mỹ muốn thu lợi ích từ cuộc khủng hoảng này bởi vì nó phục vụ lợi ích của họ”, ông nói.

Ông Saleha cũng nhấn mạnh, khủng hoảng Qatar chỉ có thể được giải quyết thông qua đối thoại giữa các nước vùng Vịnh có liên quan. “Tôi nghĩ cuộc khủng hoảng sẽ sâu hơn khi một phản ứng có liên quan đến Iran và Thổ Nhĩ Kỳ. Đó là lý do tại sao Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ nên đến thăm Riyadh và Dubai càng sớm càng tốt”, ông nói.

 

Hà Liên
TIN LIÊN QUAN

Nga rơi vào tình thế khó khăn vì Qatar?

K.M |

Cuộc khủng hoảng ngoại giao trầm trọng ở vùng Vịnh bởi những nỗ lực của Saudi Arabia để cô lập Qatar cũng đẩy Nga vào tình thế khó khăn - tờ Bloomberg nhận định.

Đức cảnh báo khủng hoảng Qatar leo thang thành chiến tranh vùng Vịnh

V.A |

Cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa Qatar và những nước Arab lớn nhất nghiêm trọng đến mức có thể leo thang thành một cuộc chiến tranh vùng Vịnh - Ngoại trưởng Đức cảnh báo.

Thổ Nhĩ Kỳ gửi quân đến Qatar, điềm báo hậu quả nghiêm trọng

N.V |

Tổng thống Recep Erdogan thông qua quyết định của Quốc hội cho phép bố trí quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tại căn cứ Al-Rayyan ở Qatar và hợp tác đào tạo lực lượng hiến binh nước này.

Người dân mất sinh kế sau vụ vỡ đập bùn thải ở Bắc Kạn

Việt Bắc |

Sau vụ vỡ đập bùn thảiBắc Kạn, hơn 1.000 tấn chất thải tràn ra môi trường khiến hàng trăm hộ dân bị ảnh hưởng, đứng trước nguy cơ mất sinh kế.

Kỷ luật cán bộ tuần qua ở Hòa Bình, Đắk Nông, Bộ Tài chính

PHẠM ĐÔNG |

Cảnh cáo Chủ tịch UBND huyện Cao Phong, kỷ luật 4 cán bộ ở Đắk Nông... là những thông tin về kỷ luật cán bộ tuần qua (16.9-21.9).

Tuấn Hưng, Đinh Tùng bị bỏ lại ở Anh trai vượt ngàn chông gai

Chí Long |

"Anh trai vượt ngàn chông gai" tập 11 tiến hành chia lại đội hình thành 2 nhà, Tuấn Hưng - Phan Đinh Tùng gây bất ngờ khi rơi vào top lựa chọn cuối.

Mạnh Quân "Nhật ký Vàng Anh: Kết hôn đã giúp tôi trưởng thành

Huyền Chi - Mi Lan (thực hiện) |

Diễn viên Mạnh Quân quay trở lại màn ảnh nhỏ với vai diễn Hào trong bộ phim giờ vàng “Sao Kim bắn tim sao Hỏa", đóng cặp cùng Diễm Hằng - nữ diễn viên đã hợp tác với anh từ bộ phim "Nhật ký Vàng Anh" năm 2006.

Tình thế khó khăn của phim Hàn chiếu cuối tuần

An Nhiên |

Năm nay, thành tích của các bộ phim Hàn chiếu cuối tuần trên đài KBS khá ảm đạm, ảnh hưởng không nhỏ đến Giải thưởng phim truyền hình diễn ra vào cuối năm.

Nga rơi vào tình thế khó khăn vì Qatar?

K.M |

Cuộc khủng hoảng ngoại giao trầm trọng ở vùng Vịnh bởi những nỗ lực của Saudi Arabia để cô lập Qatar cũng đẩy Nga vào tình thế khó khăn - tờ Bloomberg nhận định.

Đức cảnh báo khủng hoảng Qatar leo thang thành chiến tranh vùng Vịnh

V.A |

Cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa Qatar và những nước Arab lớn nhất nghiêm trọng đến mức có thể leo thang thành một cuộc chiến tranh vùng Vịnh - Ngoại trưởng Đức cảnh báo.

Thổ Nhĩ Kỳ gửi quân đến Qatar, điềm báo hậu quả nghiêm trọng

N.V |

Tổng thống Recep Erdogan thông qua quyết định của Quốc hội cho phép bố trí quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tại căn cứ Al-Rayyan ở Qatar và hợp tác đào tạo lực lượng hiến binh nước này.