Trái chủ Credit Suisse ở Singapore tìm cách kiện chính phủ Thụy Sĩ

Khánh Minh |

Khoảng 30 nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu ngân hàng Credit Suisse ở Singapore đang tìm cách kiện Chính phủ Thụy Sĩ về các khoản đầu tư bị mất trắng.

Sau khi Ngân hàng Credit Suisse lớn thứ hai Thụy Sĩ được đối thủ UBS mua lại, toàn bộ 17 tỉ USD trái phiếu bổ sung cấp 1 (AT1) của Credit Suisse bị bút toán về 0, đồng nghĩa với nhà đầu tư mất trắng.

Theo SCMP, khoảng 30 nhà đầu tư ở Singapore đang tìm cách kiện Chính phủ Thụy Sĩ về động thái không công bằng này.

Trước khi UBS tiếp quản Credit Suisse, Chính phủ Thụy Sĩ đã thông qua luật khẩn cấp ủy quyền cho cơ quan giám sát thị trường tài chính Thụy Sĩ Finma bút toán toàn bộ 16 tỉ franc Thụy Sĩ (17 tỉ USD) trái phiếu AT1 về 0.

Những người nắm giữ trái phiếu cho biết, động thái khiến họ mất tất cả các khoản đầu tư đã vi phạm các quyền của trái chủ được bảo vệ theo hiệp định thương mại tự do Singapore - Châu Âu (EFTA) mà Thụy Sĩ và 3 quốc gia châu Âu khác đã ký với Singapore vào năm 2003.

Nhóm các nhà đầu tư Singapore, những người sở hữu chung hàng chục triệu trái phiếu hiện vô giá trị, đang tham vấn các luật sư từ WilmerHale và Engelin Teh Practice trong một vụ kiện tiềm năng chống lại Chính phủ Thụy Sĩ.

Luật sư Jonathan Lim, đối tác tại WilmerHale, chuyên về trọng tài quốc tế, cho biết, các nhà đầu tư Singapore có một số biện pháp bảo vệ theo hiệp định Singapore - EFTA.

Ông nói, hiệp định yêu cầu đối xử “công bằng và bình đẳng” đối với các nhà đầu tư nước ngoài và điều này có thể đã bị vi phạm khi những người nắm giữ trái phiếu bị thiệt hại, trong khi các cổ đông thì không.

Có thể lập luận rằng điều này đi ngược lại kỳ vọng chính đáng của người nắm giữ trái phiếu.

Theo thông lệ của trái phiếu AT1, khi doanh nghiệp phát hành sụp đổ, thứ tự chịu thiệt hại phải là cổ đông, sau đó mới lần lượt đến trái chủ AT1 và trái chủ cấp cao. Chỉ khi nhóm trước đã mất trắng thì các nhóm sau mới được tính đến.

Trong trường hợp Credit Suisse, các trái chủ mất trắng trong khi các cổ đông ngân hàng vẫn sẽ nhận được 3,2 tỉ USD.

Trụ sở ngân hàng Credit Suisse ở Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Xinhua
Trụ sở Ngân hàng Credit Suisse ở Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Xinhua

Trong khi đó, luật sư Shaun Lew, Phó Giám đốc của Engelin Teh Practice, cho biết, công ty này đang liên hệ với Công ty luật Mỹ Quinn Emanuel Urquhart & Sullivan - công ty đã được các nhà đầu tư tổ chức lớn thuê - để tìm cách kiện chính phủ Thụy Sĩ.

Các nhà đầu tư trên khắp thế giới, bao gồm cả các quỹ phòng hộ và quản lý nợ, đã tìm đến các công ty luật để tìm cách khởi kiện nhằm thu hồi các khoản đầu tư bị mất trắng.

Một tỉ lệ lớn trái phiếu của Credit Suisse được nắm giữ bởi các nhà đầu tư lớn của Singapore như Công ty quản lý đầu tư Thái Bình Dương và Invesco.

Theo Bloomberg, hai công ty này lần lượt sở hữu khoảng 807 triệu USD và 370 triệu USD trái phiếu của Credit Suisse.

Nhưng với khoảng 750 triệu USD trong số trái phiếu này bằng đô la Singapore, các chủ ngân hàng cho biết một lượng đáng kể có thể đã được nắm giữ bởi các nhà đầu tư bán lẻ giàu có và các văn phòng gia đình ở Singapore cũng như các khu vực khác của châu Á.

Tại Singapore, những người mua loại trái phiếu này phải là những nhà đầu tư được công nhận.

Để được công nhận theo quy định của Cơ quan tiền tệ Singapore, nhà đầu tư phải có thu nhập tối thiểu 300.000 USD trong 12 tháng qua, tài sản cá nhân ròng ít nhất 2 triệu USD; hoặc tài sản tài chính, trừ mọi khoản nợ liên quan, trên 1 triệu USD.

Một nhà đầu tư ở độ tuổi ngoài 40, giấu tên, cho biết, ông đã mua trái phiếu Credit Suisse AT1 trị giá 500.000 USD khoảng 3 tháng trước vì ông tin rằng ngân hàng này “quá lớn để sụp đổ”.

“Tôi đã bị sốc khi thấy tiền của mình bốc hơi chỉ sau một đêm” - ông nói về ngày 19.3 khi Credit Suisse bị USB mua lại, cùng với việc bút toán trái phiếu AT1 về 0.

Kể từ đó, doanh nhân trong ngành thực phẩm cảm thấy mình bị bỏ rơi với các nhà đầu tư bán lẻ khác, nhưng giờ đây ông cảm thấy nhẹ nhõm khi biết rằng, nếu tìm đủ người nắm giữ trái phiếu, họ có thể cùng nhau "làm gì đó”.

WilmerHale đang làm việc với các nhà tài trợ - những người sẵn sàng tài trợ chi phí cho vụ kiện và ông Lim cho biết, các yêu cầu bồi thường tiềm năng cũng dành cho những người nắm giữ trái phiếu AT1 từ Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc, vì các quốc gia này cũng có hiệp ước với Thụy Sĩ.

Khánh Minh
TIN LIÊN QUAN

Ngân hàng Thụy Sĩ Credit Suisse và UBS vào tầm ngắm của Mỹ

Song Minh |

Ngân hàng Thụy Sĩ Credit Suisse và UBS có thể bị phạt nặng nếu vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ.

Số phận ngân hàng lớn thứ 2 Thụy Sĩ Credit Suisse được định đoạt

Song Minh |

Ngân hàng lớn thứ 2 Thụy Sĩ Credit Suisse đã được ngân hàng lớn nhất nước này UBS mua lại trong một thoả thuận lịch sử hôm 19.3.

Nguồn cơn khủng hoảng của Credit Suisse - ngân hàng lớn thứ 2 Thụy Sĩ

Thanh Hà |

Cổ phiếu của Credit Suisse rơi tự do ngày 15.3, trong bối cảnh gã khổng lồ ngân hàng Thuỵ Sĩ dính vào loạt vụ bê bối cùng với đó là thị trường hoảng loạn sau vụ phá sản của 2 ngân hàng Mỹ.

Sắp triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương

Xuyên Đông |

Ngày 20.9, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, sẽ triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương trong năm 2025.

Nguyện vọng của trái chủ trong vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

NHÓM PV |

TPHCM - Nhiều bị hại liên quan đến sai phạm xảy ra ở Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn đã có mặt tại TAND TPHCM để theo dõi phiên xét xử.

Mưa ngập, hơn 11.000 học sinh vùng trũng ở Hà Tĩnh nghỉ học

TRẦN TUẤN |

Sáng 20.9, tại huyện Hương Khê và Hương Sơn (Hà Tĩnh) xảy ra mưa lớn, ngập cục bộ nên hơn 11.000 học sinh ở khu vực trũng thấp được cho nghỉ học.

So sánh hình ảnh TP Yên Bái hiện tại và thời điểm bão lũ lịch sử

Trần Bùi - Vũ Bảo |

Trận đại hồng thủy đã đi qua TP Yên Bái gần 10 ngày, hiện nước đã rút, đường đã khô, cuộc sống người dân đã dần ổn định trở lại.

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.