Trung Quốc chống tham nhũng sâu rộng trong ngành y dược

Song Minh |

Cùng với 9 ban ngành khác, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc vừa thông báo phát động chiến dịch kéo dài một năm nhằm truy quét nạn tham nhũng trong ngành y dược trên toàn quốc, tập trung vào "số ít chủ chốt" và các vị trí chủ chốt trong ngành dược phẩm.

Hoàn cầu Thời báo đưa tin, kể từ khi Trung Quốc bắt đầu chiến dịch chống tham nhũng sâu rộng trong lĩnh vực y tế công cộng vào giữa tháng 7, đến nay đã có ít nhất 176 bí thư đảng ủy hoặc giám đốc bệnh viện bị điều tra.

Tháng trước, ít nhất 2 giám đốc điều hành cấp cao của các công ty dược phẩm là Zhou Wei - Chủ tịch Tập đoàn Công nghệ y tế Winning và Fan Zhihe - Chủ tịch Công ty Công nghệ Sinh học Huyết thanh Thượng Hải - bị điều tra vì cáo buộc tham nhũng.

Chiến dịch chống tham nhũng trong ngành y được khởi động chỉ vài tháng sau khi Trung Quốc kết thúc chính sách Zero-COVID nghiêm ngặt.

Dữ liệu do Ủy ban Y tế Quốc gia công bố vào tháng 3 cho thấy, Trung Quốc đã đầu tư cho các cơ sở y tế trên cả nước hơn 110 tỉ nhân dân tệ (15,2 tỉ USD) trong 3 năm đại dịch COVID-19 kể từ năm 2020.

Trước đó, ngày 15.7, Bộ Tài chính Trung Quốc ra thông báo chung với Cục Quản lý Bảo hiểm Y tế Quốc gia yêu cầu thanh tra các quỹ y tế địa phương và điều tra kỹ lưỡng mọi vi phạm. Tiếp đó, ngày 28.7, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, Đảng Cộng sản Trung Quốc tổ chức hội nghị trực tuyến, yêu cầu tăng cường công tác thanh kiểm tra ngành y tế.

Ủy ban cho hay, đây là điều “cần thiết trong việc thúc đẩy chiến lược vì một Trung Quốc khỏe mạnh của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình”.

Ngày 15.8, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc công bố chiến dịch chống tham nhũng kéo dài 1 năm đối với ngành y tế. Ủy ban cho biết, tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực y tế là một nội dung quan trọng để thúc đẩy ngành dược phát triển chất lượng cao và là một phần quan trọng trong hoàn thiện xây dựng hệ thống quản trị ngành dược.

Trong những năm gần đây, một số đối tượng ở các vị trí chủ chốt đã phạm tội hối lộ, nhận lại quả, trục lợi, cùng các tội khác.

Ủy ban Y tế Quốc gia cho hay, điều này không chỉ cản trở việc cải cách và phát triển các hoạt động y tế, bảo hiểm và dược phẩm mà còn gây nguy hiểm cho lợi ích của đại đa số người dân trong lĩnh vực y tế và sức khỏe.

Chiến dịch kéo dài một năm bao trùm toàn bộ chuỗi sản xuất, lưu thông, bán hàng, sử dụng và thanh toán trong ngành dược phẩm, cũng như các cơ quan quản lý dược phẩm, hiệp hội ngành nghề, tổ chức y tế và sức khỏe, doanh nghiệp sản xuất và vận hành dược phẩm, quỹ bảo hiểm y tế.

Chiến dịch sẽ tập trung vào 6 khía cạnh: bộ phận hành chính trong lĩnh vực y tế sử dụng quyền lực để trục lợi; “số ít chủ chốt” và các vị trí chủ chốt lớn trong các cơ sở y tế; đại diện bán thuốc, thiết bị và vật tư tiêu hao; các tổ chức xã hội chịu sự quản lý, chỉ đạo của các cơ quan hành chính lợi dụng chức vụ để tư lợi; hành vi vi phạm pháp luật của doanh nghiệp dược trong quá trình mua bán; và nhân viên y tế vi phạm các tiêu chuẩn về liêm chính.

Các chuyên gia y tế cho rằng, chiến dịch phòng, chống tham nhũng trong ngành y tế năm nay khác với những lần trước, sâu rộng và quyết liệt hơn bao giờ hết.

Zhong Chongming - chuyên gia của Hiệp hội Văn hóa Y tế Trung Quốc - cho biết, tham nhũng trong lĩnh vực y tế là vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến uy tín của hệ thống chăm sóc sức khỏe và quyền lợi của bệnh nhân.

Chi phí y tế cao là một trong ba gánh nặng lớn - bên cạnh nhà ở và giáo dục - đối với người dân Trung Quốc. Tình trạng bệnh nhân phàn nàn về chi phí y tế quá cao, ngay cả đối với những bệnh nhẹ, đã tồn tại phổ biến từ lâu.

Xie Maosong - nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc gia của Đại học Thanh Hoa, nói rằng, chống tham nhũng là một ưu tiên trong nhiệm kỳ của Chủ tịch Tập Cận Bình, với y tế là lĩnh vực mới nhất được chú trọng.

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

Hàng trăm quan chức y tế Trung Quốc bị điều tra tham nhũng trong đại dịch

Khánh Minh |

Trung Quốc tiến hành chiến dịch chống tham nhũng trong ngành y chỉ vài tháng sau khi kết thúc chính sách Zero-COVID nghiêm ngặt.

Tài phiệt bất động sản trong vụ điều tra tham nhũng chấn động Singapore

Thanh Hà |

Ong Beng Seng là tỉ phú bị bắt trong cuộc điều tra tham nhũng cấp cao nhất của Singapore trong thời gian gần đây. Ông bị bắt cùng Bộ trưởng Giao thông Vận tải S. Iswaran, sau đó được cho tại ngoại.

Trung Quốc siết chặt chống tham nhũng ngành ngân hàng

Khánh Minh |

Trung Quốc đẩy mạnh cuộc chiến chống tham nhũng trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính.

Sắp triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương

Xuyên Đông |

Ngày 20.9, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, sẽ triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương trong năm 2025.

Nguyện vọng của trái chủ trong vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

NHÓM PV |

TPHCM - Nhiều bị hại liên quan đến sai phạm xảy ra ở Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn đã có mặt tại TAND TPHCM để theo dõi phiên xét xử.

Mưa ngập, hơn 11.000 học sinh vùng trũng ở Hà Tĩnh nghỉ học

TRẦN TUẤN |

Sáng 20.9, tại huyện Hương Khê và Hương Sơn (Hà Tĩnh) xảy ra mưa lớn, ngập cục bộ nên hơn 11.000 học sinh ở khu vực trũng thấp được cho nghỉ học.

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.

Giám đốc công ty làm máy nhắn tin cho Hezbollah bị điều tra

Anh Vũ |

Công ty Gold Apollo, có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc), đang bị điều tra liên quan đến vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin của lực lượng Hezbollah.