Theo Space, hoạt động năng lượng Mặt trời được thể hiện bởi trạng thái của từ trường Mặt trời và các hiện tượng liên quan: Vết đen, đốm sáng, gió Mặt trời và hiện tượng phóng xạ hình tròn.
Trong thời gian Mặt trời hoạt động yếu nhất (năng lượng Mặt trời cực tiểu), các sự kiện như vậy thường không phổ biến và yếu.
Trong thời gian Mặt trời hoạt động mạnh nhất (năng lượng Mặt trời cực đại), chúng ở mức mạnh nhất và thường xuyên nhất. Các dao động từ trường trên Mặt trời có thể xảy ra trên các khoảng thời gian khác nhau đáng kể, từ vài giây đến hàng tỷ năm.
Vì vậy, khi các nhà thiên văn học nói về "sự chậm lại" hoặc thời kỳ im lặng trong hoạt động của Mặt trời, điều đó không có nghĩa là Mặt trời của chúng ta sẽ ngừng chiếu sáng, mà là hoạt động của nó đang ít lại, tức nó đang ở thời gian hoạt động cực tiểu.
Mặt trời có một nhịp điệu đặc biệt, kéo dài khoảng 11 năm, trong đó hai cực của nó sẽ đổi vị trí cho nhau. Các vết đen đóng vai trò như một chỉ báo về sự thay đổi này. Đếm vết đen là cách chính để đo hoạt động Mặt trời. Và nhịp điệu đó thường được gọi là “chu kỳ vết đen Mặt trời”.
Tính toán về chu kỳ vết đen Mặt trời từ năm 1755-1766 của nhà thiên văn học Thụy Sĩ Rudolf Wolf được coi là chu kỳ vết đen Mặt trời đầu tiên. Chu kỳ hiện tại là chu kỳ 25.
Sự xuất hiện và biến mất của các vết đen theo tính chất chu kỳ, lần đầu tiên được ghi nhận vào năm 1775 bởi nhà thiên văn học người Đan Mạch Christian Horrebow. Đã có lúc những vết đen này hoàn toàn không xuất hiện. Trong sáu tháng đầu tiên của chu kỳ hiện tại, bắt đầu từ tháng 12.2019, có 80 ngày hoàn toàn không có vết đen nào. Cùng kỳ trong chu kỳ 24, có 281 ngày không có vết đen.
Khoảng thời gian từ năm 1645-1715, số lượng vết đen chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Vào năm 2020, chu kỳ 25 có nhiều hơn 80% vết đen so với cùng kỳ của chu kỳ 24, cho thấy rằng trên thực tế, chu kỳ hiện tại có thể mạnh hơn chứ không phải yếu hơn.