Cải cách bóng đá Việt: Toàn hệ thống phải vận động...

ĐĂNG HUỲNH |

Từ câu chuyện cải tiến chữ tiếng Việt do PGS-TS Bùi Hiền đề xuất đang nhận được không ít “gạch đá” từ dư luận, ngẫm về chuyện bóng đá Việt Nam, thấy cũng có nhiều vấn đề tương tự được đặt ra trong cái gọi là “cải cách” hay là những mục tiêu lớn.

Chuyện của “cái mới”

Xoay quanh đề xuất giảm ký tự bảng chữ cái tiếng Việt từ 38 xuống 31 chữ của PGS-TS Bùi Hiền có nhiều ý kiến phản đối gay gắt thậm chí cả với thái độ mạt sát. Tuy vậy, nhiều chuyên gia lại cho rằng đó là chuyện bình thường. Có ý kiến cho biết, đề xuất cải tiến chữ viết của PGS-TS Bùi Hiền không phải mới, và cần ủng hộ những nghiên cứu nghiêm túc về ngôn ngữ.

Giới ngôn ngữ học cũng chỉ ra rằng nếu áp dụng đề xuất này vào thực tiễn để thay đổi toàn bộ thì nó sẽ làm đảo lộn tất cả và hệ thống giáo dục quốc dân sẽ xử lý ra sao? Học sinh viết thế nào? Sách giáo khoa sẽ sửa đổi gì? Để thay đổi tất cả những điều này là không dễ dàng vì nó cần phải thay đổi cả hệ thống.

Chuyện phản đối của dư luận và cộng đồng mạng là dễ hiểu. Bởi lẽ, cái mới thì bao giờ cũng khó được chấp nhận, nhất là cái mới trong cái cách tiếng Việt được đưa ra thoạt nhìn qua lại có vẻ bất khả thi khi áp dụng. Người Việt mình khi nhìn thấy cái khó thì thường ngại, và như một phản xạ tự nhiên thì sẽ là “không chấp nhận”.

Từ câu chuyện cải tiến chữ tiếng Việt được PGS-TS Bùi Hiền đề xuất, ngẫm về chuyện bóng đá Việt Nam, thấy cũng có nhiều vấn đề tương tự được đặt ra trong cái gọi là “cải cách” hay là những mục tiêu lớn. Khi bóng đá Việt Nam có cả đầy rẫy những vấn đề tiêu cực ở V.Legue, nhiều ý kiến đưa ra rằng những người đứng đầu phải chịu trách nhiệm và cần cải tổ bộ máy lãnh đạo. Thế nhưng, câu chuyện có phải chỉ nằm ở khâu tổ chức?

Năm 2012, khi bầu Kiên cầm cờ để thành lập ra Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam - VPF, nhiều người đã nghĩ đến một trang mới của V.League, một cuộc cách mạng của bóng đá Việt Nam. Khi ông bầu này rơi vào vòng lao lý, ý tưởng và mục tiêu cũng tan biến theo, VPF chẳng thể hoạt động đúng theo cái tôn chỉ ban đầu. Thực tế chỉ ra, chỉ mình VPF sẽ không thể làm cho V.League tốt lên nếu các CLB không chịu thay đổi và tiến lên chuyên nghiệp.

Và rồi 5 năm sau ngày VPF ra đời, nhận trọng trách quản lý điều hành các giải bóng đá chuyên nghiệp, V.League 2017 hạ màn trong đầy rẫy những sự hoài nghi của người hâm mộ về chuyện chức vô địch được “xếp mâm”, bên cạnh quá nhiều vấn đề từ trọng tài, tiêu cực, bạo lực sân cỏ đến chuyên môn...

Đó là cay đắng và thất bại, cần nghiêm túc nhìn nhận với VPF!

Và những chuyện rất cũ

Bầu Đức khi chứng kiến hàng loạt sai sót của các trọng tài ở V.League cũng từng tuyên bố rằng, muốn bóng đá tốt lên, giải quốc nội thay đổi thì phải cách chức Trưởng ban Trọng tài Nguyễn Văn Mùi. Thế nhưng chuyện loại ông Mùi không nằm trong tay bầu Đức khi Ban Chấp hành VFF vẫn ủng hộ để ông này tại vị. Và xét cho cùng, chỉ thay thế ông Mùi mà không loại bỏ được cả một hệ thống “lợi ích nhóm” phía sau “thế giới trọng tài” và rất nhiều thành tố liên quan thì bóng đá Việt vẫn nguyên trạng.

Mới đây, PVF trình làng Trung tâm bóng đá hoàng tráng được cựu danh thủ Man United Ryan Giggs ví von sánh ngang, thậm chí hơn cả Carrington với mục tiêu đưa bóng đá Việt Nam chinh phục giấc mơ World Cup. Chỉ nhìn vào cơ ngơi của PVF và kế hoạch có lộ trình cùng lực lượng nhân sự “khủng” của Trung tâm này, nhiều người sẽ tin đó là mục tiêu có cơ sở. Thế nhưng khi đặt nó trong bối cảnh của xã hội bóng đá Việt, nhiều người nhìn ra những khó khăn của “giấc mơ World Cup” ấy.

Bởi để đưa một nền bóng đá đến sân chơi số 1 thế giới, không chỉ là câu chuyện của riêng PVF. Điều đó phải được xây dựng bằng sự đồng bộ từ Liên đoàn, các câu lạc bộ và giải đấu V.League. Hay nói đúng hơn, giấc mơ World Cup cần phải được chung tay của toàn xã hội chứ không chỉ một cá nhân đơn lẻ, dẫu biết rằng đường hướng của đơn vị đó là ưu việt và là điều hướng đến sự tốt đẹp cho bóng đá Việt Nam.

Giống như đề xuất cải tiến của PGS-TS Bùi Hiền, nếu áp dụng vào thực tế, vào bối cảnh chung của cả nền giáo dục, là điều bất khả thi... Bóng đá cũng vậy, để cải cách, thay đổi để tốt lên thì toàn hệ thống phải vận động.

Để đi đến World Cup một cách có nền tảng, thực lực thay vì chỉ là hiện tượng cũng cần sự chung tay của toàn xã hội bóng đá. Bởi suy cho cùng, giấc mơ World Cup của một nền bóng đá sẽ chẳng thể đi lên từ một lò đào tạo hay những cá thể đơn độc.

ĐĂNG HUỲNH
TIN LIÊN QUAN

Ngày mai, Hà Nội cưỡng chế thu hồi đất vàng mở đường lên 21m

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Quận Thanh Xuân sẽ cưỡng chế thu hồi đất 31 hộ dân trong 2 ngày 14 và 15.10 để thi công mở rộng đường Nguyễn Tuân dài 720m, vốn khoảng 400 tỉ đồng.

25 ngày dịch chuyển, 21 quốc gia châu Âu, 53 sân vận động

Ninh Linh |

Trong chuyến đi châu Âu mùa hè năm nay, bình luận viên Đức Anh tự hào vì bản thân đã đặt chân tới những sân vận động hàng đầu thế giới.

Kỳ lạ chuyện 2 vợ chồng cùng có tình cảm với một người (P2)

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Cặp vợ chồng trong câu chuyện cùng có tình cảm với một người phụ nữ vì bà vợ là người đồng tính. Cuộc tình éo le này liệu sẽ đi về đâu?

Lời khai nghi phạm sát hại vợ giữa đường ở Vĩnh Phúc

An Vi |

Do níu kéo tình cảm bất thành, nghi phạm 27 tuổi đã sát hại vợ giữa đường rồi bỏ trốn.

Đưa con đường nổi tiếng lầy lội ở Đồng Nai ra khỏi dự án BOT

HÀ ANH CHIẾN |

Tuyến đường Nhà máy nước Thiện Tân (Hoàng Văn Bổn) được UBND tỉnh Đồng Nai đưa ra khỏi dự án BOT đường 768, Sở Giao thông Vận tải cấm xe tải để sửa chữa.

Vì sao Thanh Thúy chưa được ra sân ở giải bóng chuyền Thổ Nhĩ Kỳ?

MINH PHONG |

Chủ công Thanh Thúy chưa được trao cơ hội ra sân thi đấu cho câu lạc bộ Kuzeyboru sau 2 lượt trận đầu tiên tại giải bóng chuyền vô địch quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ.

Cập nhật giá vàng chốt phiên 13.10: Lỗ nặng vì mua vàng nhẫn

Khương Duy |

Cập nhật giá vàng chốt phiên 13.10: Sau một tuần mua vào, nhà đầu tư trong nước lỗ tới 1,5-1,7 triệu đồng/lượng.

Độc đáo cây sanh tạo hình mái nhà ở Nam Định

Lương Hà |

Nam Định - Chỉ từ 2 cây sanh, ông Nguyễn Văn Chung ở thị trấn Ninh Cường (huyện Trực Ninh) đã uốn cành, cắt tỉa cây tạo thành hình mái nhà độc đáo.