Ngành thể thao cần thay đổi cơ chế, hỗ trợ vận động viên mua bảo hiểm

AN NGUYÊN |

Dưới góc độ quản lý nhà nước, Cục Thể dục Thể thao mong muốn tìm cách thay đổi cơ chế, chính sách để các vận động viên có đủ khả năng mua bảo hiểm thân thể hoặc một số loại bảo hiểm thân thể khác, phòng tránh rủi ro chấn thương, tai nạn.

Sau tai nạn đáng tiếc của vận động viên trẻ Nguyễn Minh Triết (tuyển thể dục dụng cụ Việt Nam), vấn đề bảo hiểm cho các vận động viên thể thao một lần nữa được nhắc đến.

Trao đổi với Lao Động, ông Đặng Hà Việt - Cục trưởng Cục Thể dục Thể thao cho biết: "Hiện nay, chúng tôi vẫn đang thực hiện theo các Nghị định và luật thể thao. Theo đó, các vận động viên trong quá trình tập luyện, thi đấu sẽ được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn...

Về các bảo hiểm bên ngoài như bảo hiểm nhân thọ, thân thể, nếu vận động viên nào có là điều tốt. Tuy nhiên, chúng ta biết rằng tiền lương, tiền ăn của vận động viên chỉ đủ trang trải hàng ngày".

Cục trưởng Cục Thể dục Thể thao Đặng Hà Việt tại cuộc họp tổng kết hoạt động năm 2023. Ảnh: Bùi Lượng
Cục trưởng Cục Thể dục Thể thao Đặng Hà Việt tại cuộc họp tổng kết hoạt động năm 2023. Ảnh: Bùi Lượng

Ông Việt nhấn mạnh: "Tôi cho rằng, ngành thể thao cũng như các Liên đoàn, Hiệp hội và doanh nghiệp cần chung tay để giúp vận động viên có một chế độ bảo hiểm tốt, đặc biệt là sau các vấn đề về tai nạn hoặc nguy hiểm dẫn đến tử vong. Tôi nghĩ việc này là cần thiết, nhưng cũng cần có những chính sách cụ thể".

Theo Cục trưởng Cục Thể dục Thể thao, các vận động viên sẽ có nhận thức và hiểu biết về bảo hiểm ở các mức độ khác nhau. Tất cả biện pháp tuyên truyền đều phải đi đôi với thực tế.

“Thực tế, vận động viên phải có nguồn thu lớn thì mới đủ khả năng mua bảo hiểm. Chính vì vậy, các cơ quan bảo hiểm cũng như tổ chức xã hội nghề nghiệp, gia đình vận động viên cũng cần phải quan tâm đến vấn đề này.

Với góc độ quản lý nhà nước, chúng tôi không chỉ đạo các bạn phải làm thế này, thế kia, mà thay vào đó tìm cách thay đổi cơ chế để làm sao các vận động viên có khả năng hoặc đủ kinh phí để mua bảo hiểm ngoài”, ông Việt cho hay.

Trước đó, tại Hội nghị Định hướng phát triển Thể thao thành tích cao đến năm 2030 diễn ra hôm 21.12, một trong những nhiệm vụ mà ngành thể thao hướng đến là chăm lo, cải thiện các chế độ, chính sách đặc thù đối với huấn luyện viên, vận động viên.

Cục trưởng Đặng Hà Việt khẳng định: "Cục Thể dục Thể thao, các Liên đoàn, Hiệp hội rất quan đến chế độ dinh dưỡng, tiền lương, thưởng cho vận động viên khi tham gia các giải quốc tế.

Chúng tôi sẽ phải thay đổi theo sự phát triển chung của thể thao, đặc biệt là sự phát triển chung của nền kinh tế xã hội. Theo chu kì 5 năm chúng tôi sẽ có đề xuất thay đổi để cải thiện chế độ cho vận động viên tốt hơn".

AN NGUYÊN
TIN LIÊN QUAN

Ngành thể thao cần loại bỏ các sai phạm như vụ tuyển bóng bàn trẻ Việt Nam

AN NGUYÊN |

Thứ trưởng Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông yêu cầu ngành thể thao cần tránh lặp lại những sai phạm trong công tác quản lý, như vụ việc của đội tuyển bóng bàn trẻ quốc gia.

Vận động viên cần hiểu về việc mua bảo hiểm phòng rủi ro chấn thương

AN NGUYÊN |

Những người làm công tác quản lý, huấn luyện viên cần hướng dẫn, tuyên truyền để các vận động viên hiểu rõ trước khi lựa chọn mua bảo hiểm phù hợp để phòng ngừa rủi ro chấn thương, tai nạn.

Bảo hiểm cho vận động viên, chuyện riêng mà chung

HOÀI VIỆT |

Theo quy định, việc mua bảo hiểm là bắt buộc đối với các đơn vị quản lý huấn luyện viên, vận động viên thể thao nhưng các gói bảo hiểm thực hiện lúc này là bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội. Những bảo hiểm có mức chi trả cao như bảo hiểm thân thể vẫn hạn chế, hiếm có trường hợp tự nguyện mua trong khi đó không ít tai nạn nghề nghiệp đã xảy ra và câu nói “giá như có bảo hiểm” được nhiều người trong cuộc thốt lên.

Cập nhật giá vàng sáng 23.9: Vàng nhẫn tăng cao kỷ lục

Khương Duy |

Cập nhật giá vàng sáng 23.9: Kim loại quý đang neo ở ngưỡng kỷ lục nhiều tuần. Trong nước giá vàng nhẫn tròn trơn lên tới 80,5 triệu đồng/lượng.

Lãnh đạo Bệnh viện Mường Lát ký khống hồ sơ cho 18 sinh viên

Trần Lâm |

Thanh Hóa - 18 sinh viên không thực tập tại Bệnh viện Đa khoa huyện Mường Lát nhưng vẫn được lãnh đạo bệnh viện này ký khống xác nhận.

Nước lũ trên sông Mã Thanh Hóa dâng cao ở mức báo động

Trần Lâm |

Thanh Hóa - Nước sông Mã dâng cao, tỉnh đã phát lệnh cảnh báo trên các sông và hệ thống đê trên địa bàn.

Xảy ra động đất ở Mộc Châu

Đặng Tình |

Ngày 23.9, tại Sơn La, một trận động đất mạnh 3,3 độ richter xảy ra trên địa bàn huyện Mộc Châu.

Thanh Hóa công bố tình trạng khẩn cấp ở nhiều địa bàn

Trần Lâm |

Thanh Hóa - Sáng 23.9, UBND tỉnh đã công bố tình huống khẩn cấp ở nhiều nơi trên địa bàn.

Ngành thể thao cần loại bỏ các sai phạm như vụ tuyển bóng bàn trẻ Việt Nam

AN NGUYÊN |

Thứ trưởng Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông yêu cầu ngành thể thao cần tránh lặp lại những sai phạm trong công tác quản lý, như vụ việc của đội tuyển bóng bàn trẻ quốc gia.

Vận động viên cần hiểu về việc mua bảo hiểm phòng rủi ro chấn thương

AN NGUYÊN |

Những người làm công tác quản lý, huấn luyện viên cần hướng dẫn, tuyên truyền để các vận động viên hiểu rõ trước khi lựa chọn mua bảo hiểm phù hợp để phòng ngừa rủi ro chấn thương, tai nạn.

Bảo hiểm cho vận động viên, chuyện riêng mà chung

HOÀI VIỆT |

Theo quy định, việc mua bảo hiểm là bắt buộc đối với các đơn vị quản lý huấn luyện viên, vận động viên thể thao nhưng các gói bảo hiểm thực hiện lúc này là bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội. Những bảo hiểm có mức chi trả cao như bảo hiểm thân thể vẫn hạn chế, hiếm có trường hợp tự nguyện mua trong khi đó không ít tai nạn nghề nghiệp đã xảy ra và câu nói “giá như có bảo hiểm” được nhiều người trong cuộc thốt lên.