Cách ly xã hội: Bộ Công Thương nói sẽ không để thiếu 13 mặt hàng thiết yếu

Vũ Long |

Bộ Công Thương đã xây dựng nhiều phương án để chủ động nguồn cung phục vụ người tiêu dùng mua bán thuận tiện trong thời gian thực hiện cách ly chống dịch COVID-19.

Tuyệt đối không để thiếu 13 mặt hàng thiết yếu

Chiều 31.3.2020, trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Trần Duy Đông – Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) khẳng định:

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, để bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho thị trường trong mọi tình huống, Bộ Công Thương đã yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương và các doanh nghiệp phân phối lớn báo cáo tình hình cung cầu và hệ thống phân phối hàng hóa thiết yếu trên địa bàn, trong đó chú trọng vào mặt hàng lương thực, thực phẩm và các mặt hàng có nhu cầu cao trước diễn biến mới của dịch bệnh COVID-19.

Theo đó, các địa phương chủ động phương án dự trữ và cung ứng hàng hóa nhu yếu phẩm kịp thời nhu cầu của nhân dân theo từng cấp độ của dịch bệnh, nhất là các mặt hàng thiết yếu (thóc; gạo (tẻ thường), đường, muối ăn; Sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi-PV) như lương thực, thực phẩm, nước uống, khẩu trang...

Căn cứ vào điều kiện cụ thể, nhu cầu thực tế và kinh nghiệm của địa phương để xác định số lượng, chủng loại hàng dự trữ, phương án dự trữ, phương án vận chuyển và phân phối hàng hóa khi có yêu cầu, theo 5 cấp độ cung ứng kịp thời cho các khu vực bị cách ly.

Ảnh: Kh.V
Ảnh: Kh.V

Các địa phương theo dõi sát diễn biến tình hình dịch bệnh trên địa bàn, đôn đốc, hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phân phối hàng nhu yếu phẩm được phép tiếp tục hoạt động; tổ chức các điểm bán hàng lưu động để phục vụ người dân trong các khu vực bị cách ly (nếu có);

Trong thời gian này, các địa phương cần hướng dẫn việc tổ chức hoạt động cho các điểm bán hàng nhu yếu phẩm (như chợ và các điểm bán hàng của doanh nghiệp phân phối) để bảo đảm cung ứng thường xuyên, liên tục các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu vừa bảo đảm an toàn dịch bệnh theo hướng dẫn của Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh COVID-19.

"Đến nay tất cả các địa phương và nhiều doanh nghiệp phân phối trên cả nước đã có phương án cụ thể về việc bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho thị trường.

Trong thời gian thực hiện cách ly xã hội trên diện rộng toàn quốc, nguồn cung các hàng hóa thiết yếu cho thị trường  sẽ luôn bảo đảm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Không chỉ hệ thống siêu thị mở cửa, mà các doanh nghiệp phân phối và các tiểu thương tại các chợ vẫn liên tục kinh doanh để phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân – ông Trần Duy Đông khẳng định.

 
Ảnh: Kh.V

Phương án "lõi" về cung cấp hàng hóa

Trường hợp phong tỏa nhưng xe vận chuyển hàng hóa của các doanh nghiệp vẫn được hoạt động: Các doanh nghiệp sẽ đăng ký danh sách các xe vận tải cung ứng hàng hóa đến các cơ quan chức năng để cung cấp cho ngành giao thông, Công an hỗ trợ cho phép lưu thông đến các điểm bán hàng. Khi các địa bàn cần điều phối hàng hóa, các xe vận tải này sẽ đến các kho hàng gần nhất để lấy hàng cung ứng cho địa bàn cách ly.

Trường hợp giới nghiêm chỉ còn xe của lực lượng vũ trang được hoạt động: Bộ Công Thương sẽ đề nghị các lực lượng quân đội, công an phối hợp điều phối xe vận chuyển các mặt hàng thiết yếu từ các kho dự trữ hàng hóa thiết yếu mà Bộ Công Thương đã chuẩn bị để cung cấp cho các địa bàn.

Ngoài các điểm bán hàng hiện có của các doanh nghiệp phân phối và các điểm chợ truyền thống, chợ tạm, để bảo đảm cung ứng nhu yếu phẩm cho người dân trong mọi tình huống, Bộ Công Thương đã có văn bản yêu cầu các địa phương có phương án bố trí các điểm bán hàng mới (tạm thời, lưu động, dã chiến…) trên địa bàn từng tỉnh để bảo đảm cung ứng nhu yếu phẩm cho người dân thường xuyên, liên tục, giảm mật độ người mua đến từng điểm bán (kể cả trong trường hợp các siêu thị bị phong tỏa vì lý do y tế…).

“Các điểm bán hàng này sẽ được bố trí gần các khu dân cư và thông thoáng nhằm hạn chế nguy cơ lây lan dịch bệnh, thuận tiện cho người dân mua hàng, tránh cho việc người dân phải đi lại nhiều, phải tiếp xúc tại nơi đông  người, đảm bảo việc cách ly được thực hiện an toàn, đúng quy định” – ông Trần Duy Đông nói.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Không lo thiếu thực phẩm dù dịch COVID-19 phức tạp hơn

Khánh Vũ |

Trong điều kiện dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều người tiêu dùng khá lo lắng không mua được thực phẩm, nhất là khi Hà Nội và TPHCM đã đóng cửa nhiều tụ điểm công cộng.

Không lo thiếu gạo và thực phẩm

Phong Nguyễn |

Cho đến thời điểm này, nguồn cung gạo, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng... không chỉ đủ đáp ứng nhu cầu trong nước, mà còn dư thừa để xuất khẩu. Điều quan trọng là người dân bình tĩnh, tin tưởng, không để các nguồn tin xấu, độc, sai sự thật kích động, gây tâm lý hoang mang dẫn đến những hành động gây hại cho xã hội và thiệt cho chính bản thân mình.

Chủ tịch Hà Nội: Người dân không cần mua, tích trữ lương thực thực phẩm

Nguyễn Hà |

Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung khẳng định người dân không cần mua, tích trữ lương thực thực phẩm giữa dịch COVID-19.

VFF giữ nguyên quyết định kỷ luật U11 SLNA

QUANG ĐẠI |

Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) bác khiếu nại của Sông Lam Nghệ An (SLNA), giữ nguyên quyết định kỷ luật tuyển U11 vì sử dụng cầu thủ gian lận tuổi.

Bắt khẩn cấp đối tượng hủy hoại hàng trăm cây đào thế

Minh Hạnh |

Hà Nội - Ngày 11.10, Công an huyện Mê Linh đã khởi tố vụ án hình sự, bắt khẩn cấp đối tượng cố ý hủy hoại hàng trăm cây đào thế của người dân.

Chưa có cách xử lý vụ học sinh từ đỗ thủ khoa thành trượt

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Liên quan đến vụ việc một học sinh từ đỗ thủ khoa thành trượt, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa làm việc với gia đình để tìm hướng giải quyết.

Nhiều chợ dân sinh ở Hà Nội bỏ hoang

Đền Phú |

Hà Nội - Xây dựng chợ dân sinh mục đích làm giảm thiểu chợ cóc giúp cải thiện mỹ quan đô thị, tuy vậy, nhiều chợ dân sinh không được sử dụng, gây lãng phí.

Bí ẩn tài khoản tên "Colombia" của bà trùm ma túy Oanh "Hà"

Việt Dũng |

Để vận chuyển hàng trăm kg ma túy các loại từ Campuchia về Việt Nam, Vũ Hoàng Oanh thuê người và dùng tài khoản mạng xã hội giao dịch.

Không lo thiếu thực phẩm dù dịch COVID-19 phức tạp hơn

Khánh Vũ |

Trong điều kiện dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều người tiêu dùng khá lo lắng không mua được thực phẩm, nhất là khi Hà Nội và TPHCM đã đóng cửa nhiều tụ điểm công cộng.

Không lo thiếu gạo và thực phẩm

Phong Nguyễn |

Cho đến thời điểm này, nguồn cung gạo, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng... không chỉ đủ đáp ứng nhu cầu trong nước, mà còn dư thừa để xuất khẩu. Điều quan trọng là người dân bình tĩnh, tin tưởng, không để các nguồn tin xấu, độc, sai sự thật kích động, gây tâm lý hoang mang dẫn đến những hành động gây hại cho xã hội và thiệt cho chính bản thân mình.

Chủ tịch Hà Nội: Người dân không cần mua, tích trữ lương thực thực phẩm

Nguyễn Hà |

Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung khẳng định người dân không cần mua, tích trữ lương thực thực phẩm giữa dịch COVID-19.