"Đi thì mắc núi, về thì mắc sông", nhà đầu tư điện mặt trời nên làm gì?

Thiên Bình |

Các nhà đầu tư điện mặt trời đang rơi vào tình thế "tiến thoái lưỡng nan” khi chúng ta đang ở trong thời kỳ "trống" cơ chế. Điện sản xuất ra không thể hoà lưới vì chính sách hết hiệu lực.

Đầu tư hệ thống tích trữ năng lượng

Kể từ ngày 31.12.2020, Quyết định 13 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam chính thức hết hiệu lực. Tuy nhiên, đến thời điểm này vẫn chưa có Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn thực hiện tiếp theo của Bộ Công Thương. Chính vì vậy, thời điểm này, các nhà đầu tư điện mặt trời áp mái đang "ngóng" cơ chế giá mới để đầu tư vào năng lượng tái tạo.

Và mặc dù một số Tổng công ty Điện lực đã dừng tiếp nhận, giải quyết các yêu cầu về đấu nối, ký hợp đồng mua bán điện mặt trời sau ngày 31.12.2020 do chính sách hết hiệu lực nhưng nhiều khách hàng vẫn lắp điện mặt trời mái nhà và sử dụng inverter hòa lưới.

Theo ông Nguyễn Anh Tuấn - Ủy viên Hội đồng khoa học, Ủy viên BCH Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, việc chính sách ngắt quãng và không có sự gối đầu đã khiến cho các nhà đầu tư bị dở dang và lúng túng và chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Thế nhưng, những nhà đầu tư vẫn phải tuân thủ các quy định của pháp luật, khi chưa có quy định mới thì việc tiếp tục đầu nối và hoà lưới điện là sau về mặt luật pháp.

Theo chuyên gia này, trong thời điểm "nhỡ nhàng" như hiện nay, ngành điện phải cùng với chủ đầu tư hoàn thiện các công trình điện mặt trời còn đang dang dở, nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn với hệ thống khi đưa vào sử dụng. Đối với điện mặt trời áp mái thì chủ đầu tư vẫn tiếp tục hoàn thiện và trước hết sử dụng cho nội bộ mình trong thời gian "chờ". Nếu có tiềm lực thì đây là thời điểm các nhà đầu tư xây dựng các bộ tích trữ năng lượng. Đó là cách giải quyết trong thời gian chờ chính sách.

Mới đây, Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) cũng đã có báo cáo gửi Bộ Công Thương về cơ chế phát triển hệ thống tích trữ năng lượng tại Việt Nam. Theo EVN, trước sự phát triển mạnh của các nguồn năng lượng tái tạo (NLTT), hệ thống điện Việt Nam đã và sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề kỹ thuật như tình trạng quá tải lưới điện, thừa nguồn trong một số thời điểm...

Đầu tư hệ thống tích trữ tại các nhà máy điện gió, mặt trời (nhà máy NLTT) để nâng cao hiệu quả vận hành, giảm công suất phải cắt giảm tại các nhà máy NLTT do các điều kiện về kỹ thuật của lưới điện. Các nhà máy NLTT nạp điện vào hệ thống tích trữ trong các thời điểm quá tải/thừa nguồn và phát điện từ hệ thống tích trữ trong các thời điểm không quá tải. Trong cơ chế này, giá bán điện từ hệ thống tích trữ không vượt quá giá bán điện của nhà máy NLTT.

Thời điểm đấu thầu điện mặt trời?

Theo PGS.TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính), nhà đầu tư điện mặt trời đang rơi vào thế "đi thì mắc núi, về thì mắc sông". Đồng tình với quan điểm của ông Nguyễn Anh Tuấn song chuyên gia Ngô Trí Long lại cho rằng không dễ để thực hiện được những giải pháp nêu trên. Bởi không phải lúc nào nhà đầu tư có nhu cầu để sử dụng khi nguồn điện mặt trời dư thừa. Thêm vào đó, việc đầu tư bộ tích trữ năng lượng sẽ khó khả thi bởi để đầu tư một hệ thống tích trữ sẽ cần chi phí rất lớn.

Cũng theo chuyên gia Ngô Trí Long, sau khi kết thúc cơ chế giá FIT, chúng ta nên tiến hành luôn cơ chế đấu thầu. Bởi trong nền kinh tế cạnh tranh, việc đấu thầu sẽ buộc các doanh nghiệp phải làm cho giá thành thấp nhất nhằm có lãi. Và ông cho rằng, cơ chế đầu thầu càng được tiến hành sớm càng tốt.

Thiên Bình
TIN LIÊN QUAN

Lâm Đồng yêu cầu kiểm tra các dự án điện mặt trời mái nhà

Nhiệt Băng |

Ông Phan Văn Đa - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ký văn bản yêu cầu UBND các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc và Công ty Điện lực Lâm Đồng kiểm tra, rà soát và quản lý các dự án điện mặt trời mái nhà theo quy định hiện hành.

Không có chuyện xả nước hồ chứa để thi công dự án điện mặt trời

Nhiệt Băng |

Đó là khẳng định của ông Đặng Kim Cương - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận trước thông tin dư luận về việc một số hồ chứa ở tỉnh Ninh Thuận xả nước, hạ thấp cao trình để phục vụ việc lắp pin năng lượng dự án điện mặt trời trên mặt hồ.

Tọa đàm trực tuyến: “Cơ chế nào cho điện mặt trời?”

Nhóm PV |

Kể từ ngày 31.12.2020, Quyết định 13 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam chính thức hết hiệu lực. Tuy nhiên, đến thời điểm này vẫn chưa có Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn thực hiện tiếp theo của Bộ Công Thương. Chính vì vậy, thời điểm này, các nhà đầu tư điện mặt trời áp mái đang "ngóng" cơ chế giá mới để đầu tư vào năng lượng tái tạo. Đó là lý do Báo Lao Động tổ chức Tọa đàm trực tuyến “Cơ chế nào cho điện mặt trời?" nhằm lắng nghe ý kiến của chuyên gia, doanh nghiệp khi quyết định mới vẫn đang trong quá trình xây dựng và sửa đổi.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.

Công an xuất hiện tại công ty trúng nhiều gói thầu

HOÀI THANH |

Lực lượng Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã có mặt tại trụ sở Công ty TNHH xây dựng và thương mại Tập đoàn Việt Anh.

NSND Thế Hiển đã tỉnh lại, nói chuyện được sau cơn nguy kịch

ĐÔNG DU |

Trao đổi với Báo Lao Động, nhà thơ Lê Minh Quốc - đồng nghiệp của NSND Thế Hiển - nói sức khỏe của NSND Thế Hiển đã tiến triển tốt hơn sau cơn nguy kịch.