Không có chuyện xả nước hồ chứa để thi công dự án điện mặt trời

Nhiệt Băng |

Đó là khẳng định của ông Đặng Kim Cương - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận trước thông tin dư luận về việc một số hồ chứa ở tỉnh Ninh Thuận xả nước, hạ thấp cao trình để phục vụ việc lắp pin năng lượng dự án điện mặt trời trên mặt hồ.

"Tôi khẳng định là không bao giờ có chuyện xả nước để thi công điện mặt trời" - ông Cương nói. Theo ông Cương, toàn tỉnh Ninh Thuận có 21 hồ chứa và được quản lý đến... từng giọt nước, điều tiết một cách hợp lý, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả nhát.

Ông Trần Quốc Nam - Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận cũng khẳng định không có việc doanh nghiệp xả nước để thi công dự án điện mặt trời.

"Làm sao đó không bỏ một giọt nước để tích trữ nước. Một giọt nước của Ninh Thuận rất quý giá. Ninh Thuận là nước và khát nước. Chúng tôi không cho phép bất kỳ ai, nhất là doanh nghiệp, Công ty Khai thác công trình thủy lợi tỉnh Ninh Thuận lãng phí một giọt nước nào của thiên nhiên ban tặng. Tôi xin hứa tuyệt đối không có câu chuyện này bây giờ và sắp đến việc này cũng không xảy ra. Việc này xảy ra là trọng tội, kể cả lương tâm, trách nhiệm và pháp luật đều không cho phép" - ông Nam nhấn mạnh.

Ông Nam cho biết, Công ty Khai thác công trình thủy lợi tỉnh Ninh Thuận (đơn vị quản lý các hồ chưa) nếu để xả ra việc trên thì phải chịu trách nhiệm trước Tỉnh ủy, UBND tỉnh và pháp luật.

Trước đó, dư luận xôn xao trước thông tin hồ Sông Biêu (huyện Thuận Nam) xả nước để phục vụ thi công dự án điện mặt trời trên hồ. Tiếp nhận thông tin, ông Trần Quốc Nam - Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận đã cử ông Phan Tấn Cảnh - Phó chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp đi kiểm tra thực tế, báo cáo kết quả.

Nhiệt Băng
TIN LIÊN QUAN

Tọa đàm trực tuyến: “Cơ chế nào cho điện mặt trời?”

Nhóm PV |

Kể từ ngày 31.12.2020, Quyết định 13 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam chính thức hết hiệu lực. Tuy nhiên, đến thời điểm này vẫn chưa có Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn thực hiện tiếp theo của Bộ Công Thương. Chính vì vậy, thời điểm này, các nhà đầu tư điện mặt trời áp mái đang "ngóng" cơ chế giá mới để đầu tư vào năng lượng tái tạo. Đó là lý do Báo Lao Động tổ chức Tọa đàm trực tuyến “Cơ chế nào cho điện mặt trời?" nhằm lắng nghe ý kiến của chuyên gia, doanh nghiệp khi quyết định mới vẫn đang trong quá trình xây dựng và sửa đổi.

Dân chặn đường, không cho khách dự lễ khánh thành nhà máy điện mặt trời

NGUYỄN TRI |

Người dân xã Mỹ Hiệp (huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định) đã dùng phương tiện chặn các xe đến dự lễ khánh thành Nhà máy điện mặt trời Mỹ Hiệp.

Điện mặt trời đem lại nguồn năng lượng mới cho huyện đảo Cồn Cỏ

Lê Văn Thành- Lam Chi |

Vừa qua, tại Trạm điện Cồn Cỏ, Công ty Điện lực Quảng trị đã hoàn thành đưa vào vận hành hệ thống điện mặt trời mái nhà thứ 2 với công suất 35kWp, tiếp thêm nguồn sức mạnh mới cho huyện đảo.

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.

Sắp triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương

Xuyên Đông |

Ngày 20.9, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, sẽ triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương trong năm 2025.

Lào Cai phạt quán ăn tăng giá bất thường mùa mưa lũ

Đinh Đại |

Lực lượng chức năng tỉnh Lào Cai đã tiến hành lập biên bản và xử phạt cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại huyện Bảo Thắng.

Trường sạt lở nghiêm trọng, hàng trăm học sinh Thanh Hóa nghỉ học

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Do ảnh hưởng của mưa bão, một trường học đang xây dựng thì bị sạt lở nghiêm trọng. Ngay sau đó, ngành chức năng đã cho toàn bộ học sinh nghỉ học.