Giá nước sạch ở mỗi địa phương có sự cao - thấp khác nhau

Thạch Lam |

Nước sạch là một loại hàng hóa đặc biệt, vừa là nhu cầu cơ bản hàng ngày, vừa tác động trực tiếp đến sức khỏe và mọi hoạt động thiết yếu khác của cuộc sống con người. Vấn đề cấp thiết hiện nay cần tạo ra hành lang pháp lý để nhà đầu tư trong, ngoài nước, các nhà hoạch định chính sách, chính quyền cấp đất và người dân thực hiện hiệu quả” - ông Nguyễn Ngọc Điệp, Chủ tịch Hội Cấp Thoát nước Việt Nam, nhận định tại buổi họp báo sự kiện "Vietnam Water Week (VWW) 2023".

Nhanh chóng hoàn thiện khung pháp lý

Ông Nguyễn Ngọc Điệp - Chủ tịch Hội Cấp Thoát nước Việt Nam - cho biết, quy định về cấp thoát nước đang còn nhiều bất cập.

“Đơn cử giá nước thực tế hiện nay ở nhiều nơi còn chưa được tính đủ các chi phí hoặc chưa cập nhật, bổ sung kịp thời các chi phí phát sinh để thực hiện các hoạt động như: Thực hiện cấp nước an toàn, đấu nối và duy trì đấu nối, quản lý rủi ro, lợi nhuận. Ngoài ra, việc điều chỉnh giá còn kéo dài.

Hiệu lực các văn bản pháp lý chưa cao, nhiều quy định về ưu đãi hỗ trợ chưa được thực hiện; các quy định về cổ phần hoá và quản lý các doanh nghiệp sau cổ phần hóa còn thiếu hoặc chưa hợp lý. Hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến ngành cấp thoát nước chưa đầy đủ, chưa sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới để phù hợp với yêu cầu và tình hình mới.

Lĩnh vực thoát nước và xử lý nước thải chưa được quan tâm đúng mức trong khi tỉ lệ nước thải được xử lý đạt rất thấp, hầu hết xả thẳng ra hệ thống tiêu thoát nước bề mặt gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và đời sống của nhân dân; việc đầu tư lại thiếu đồng bộ” - ông Điệp cho hay.

Chủ tịch Hội Cấp Thoát nước Việt Nam cho rằng, Việt Nam cần nhanh chóng xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý để các đối tượng xã hội thực hiện hiệu quả.

Lý do giá nước sạch có sự khác nhau giữa các địa phương

Hiện nay, 63 tỉnh thành đang có 63 biểu giá nước sạch khác nhau. Nước sạch do Bộ Tài chính quy định khung giá, phương thức tính và lợi nhuận định mức. Các tỉnh căn cứ vào điều kiện của từng địa phương để quyết định biểu giá cụ thể nhưng không vượt quá khung của bộ. Công ty nước sạch quyết định giá bán nhưng phải nằm trong biểu giá của tỉnh.

Lý giải sự khác nhau về giá nước sạch tại mỗi địa phương, ông Nguyễn Văn Thiền - Phó Chủ tịch Hiệp hội Cấp thoát nước Việt Nam, Chủ tịch Công ty CP - Tổng Công ty nước môi trường Bình Dương Biwase - cho biết: “Hiện nay, giá nước sạch ở mỗi địa phương khác nhau do các yếu tố cấu thành giá bán nước sạch như chi phí vật tư trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí quản lý doanh nghiệp... là không giống nhau ở các địa phương.

Hệ thống cấp nước sạch chưa có đường dây truyền tải từ Bắc vào Nam, chỉ giới hạn trong 1 phạm vi nhất định dưới 100 km. Quãng đường dài sẽ cần phải nâng áp nhiều lần. Ngoài ra, nguồn nước thô ở mỗi nơi khác nhau.

Ở miền Tây sông nước mênh mông, nhưng muốn lấy nước đạt tiêu chuẩn xử lí thô phải dẫn từ rất xa về, tốn nhiều chi phí so với các nơi khác. Ví dụ ở Long An phải lấy nước ngọt từ sông Tiền (Đồng Tháp). Chính vì vậy, nguồn nước thô đầu vào có nơi chỉ tốn 2.000 đồng/số nhưng có nơi lại tốn 5.000 - 7.000 đồng vì chi phí xử lí cao.

Đồng tình với quan điểm trên, ông Trần Anh Tuấn - Phó Chủ tịch Hiệp hội Cấp thoát nước Việt Nam - cho hay, hiện nay theo quy định của pháp luật, đặc biệt là Thông tư 44, giá nước được tính đúng, tính đủ cho quá trình đầu tư sản xuất đem lại lợi nhuận hợp lý cho doanh nghiệp.

“Nước là một loại hàng hoá đặc biệt, doanh nghiệp được giao ở khu vực nào sẽ sản xuất ở khu vực đấy, không mang được ở nơi khác về. Vì vậy, hiện nay, các tỉnh được quyết định giá nước sạch dựa trên cơ sở kinh tế xã hội, hoàn cảnh của địa phương. Nhà nước cần quyết định giá nước sạch, còn đối với các địa phương tự định giá cần giải trình để tạo sự minh bạch” - ông Tuấn khẳng định.

Thạch Lam
TIN LIÊN QUAN

Đảm bảo nguồn nước sạch cho các vùng dân cư tập trung tại tỉnh Lâm Đồng

Mai Hương - Lê Sơn |

Tỉnh Lâm Đồng" nằm trong khu vực có lượng mưa lớn, có nguồn tài nguyên nước rất lớn, nhưng thời gian qua vẫn còn tình trạng thiếu nước sạch, đặc biệt ở đô thị.

Người dân "khát" nước sạch khi nhiều trụ nước miễn phí ngưng chảy

Phương Thảo - Quỳnh Trang |

Sau một thời gian vận hành, nhiều trụ nước sạch miễn phí trên địa bàn TP Hà Nội đang trong tình trạng "ngừng chảy" hoặc hoạt động nhỏ giọt, mất dần khả năng cung cấp nước cho người dân, du khách, đặc biệt là người lao động.

Công trình nước sạch bỏ hoang, người dân phải mua 800.000 đồng/4m3 nước

Minh Thành |

Sơn La – Công trình nước sạch ở huyện vùng cao Thuận Châu đang bị bỏ hoang, trong khi người dân thiếu nước sinh hoạt.

Chủ tàu du lịch Hạ Long lao đao sau bão Yagi

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Mặc dù hoạt động du lịch đã phục hồi sau bão Yagi, nhưng những chủ tàu du lịch TP Hạ Long bị chìm đắm vẫn gặp rất nhiều khó khăn.

Giao công an xác minh việc "hôi của" trên cao tốc ở Phú Thọ

Tô Công |

Phú Thọ - UBND huyện Cẩm Khê giao Công an và chính quyền xã Minh Tân xác minh, làm rõ thông tin "hôi của" trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai.

Nam Định có tân Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo

Lương Hà |

Nam Định - Chiều ngày 30.9, Sở GDĐT tỉnh Nam Định tổ chức hội nghị công bố quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm Giám đốc Sở GDĐT.

Xe cứu thương cháy rụi trên đường đưa bệnh nhân chuyển viện

Hoài Phương |

Bình Định - Trung chuyển bệnh nhân từ Phú Yên ra Bình Định, chiếc xe cứu thương bất ngờ cháy rụi trên đường.

Thanh Hóa khởi tố, bắt tạm giam 5 cán bộ huyện Quảng Xương

Trần Lâm |

THANH HÓA - Công an tỉnh đã bắt tạm giam 5 bị can “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi hành công vụ", trong đó có nguyên Chủ tịch huyện.

Đảm bảo nguồn nước sạch cho các vùng dân cư tập trung tại tỉnh Lâm Đồng

Mai Hương - Lê Sơn |

Tỉnh Lâm Đồng" nằm trong khu vực có lượng mưa lớn, có nguồn tài nguyên nước rất lớn, nhưng thời gian qua vẫn còn tình trạng thiếu nước sạch, đặc biệt ở đô thị.

Người dân "khát" nước sạch khi nhiều trụ nước miễn phí ngưng chảy

Phương Thảo - Quỳnh Trang |

Sau một thời gian vận hành, nhiều trụ nước sạch miễn phí trên địa bàn TP Hà Nội đang trong tình trạng "ngừng chảy" hoặc hoạt động nhỏ giọt, mất dần khả năng cung cấp nước cho người dân, du khách, đặc biệt là người lao động.

Công trình nước sạch bỏ hoang, người dân phải mua 800.000 đồng/4m3 nước

Minh Thành |

Sơn La – Công trình nước sạch ở huyện vùng cao Thuận Châu đang bị bỏ hoang, trong khi người dân thiếu nước sinh hoạt.