Kinh tế 24h: Tăng khung giá bán lẻ điện bình quân

Khương Duy |

Ngân hàng Nhà nước kiên định chính sách quản lý vàng độc quyền SJC; Tăng khung giá bán lẻ điện bình quân; Khách Trung Quốc có thể đóng góp 2,8 tỉ USD cho du lịch Việt Nam... là những tin tức kinh tế đáng chú ý 24h qua.

Ngân hàng Nhà nước kiên định chính sách quản lý vàng độc quyền SJC

Độc quyền thương hiệu vàng quốc gia SJC là một trong những chủ đề nóng trên nghị trường Quốc hội và giới đầu tư. Từ nhiều năm nay, Nghị định 24 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng được Ngân hàng Nhà nước coi là “vũ khí” hữu hiệu chống tình trạng “vàng hóa” nền kinh tế.

Ngân hàng Nhà nước trong năm 2023 là tiếp tục kiên định quản lý thị trường vàng theo quy định của Nghị định 24. Ảnh: SBV
Quan điểm của Ngân hàng Nhà nước trong năm 2023 là tiếp tục kiên định quản lý thị trường vàng theo quy định của Nghị định 24. Ảnh: SBV

Trao đổi với báo chí, ông Đào Xuân Tuấn, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước cho biết, định hướng của Ngân hàng Nhà nước trong năm 2023 là tiếp tục kiên định quản lý thị trường vàng theo quy định của Nghị định 24 để kiểm soát chặt chẽ và duy trì sự ổn định của thị trường vàng miếng.

Việt Nam là nước không sản xuất vàng, chủ yếu là nhập khẩu nên khi USD tăng thì giá vàng tăng theo. Tuy nhiên có thời điểm chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới lên tới khoảng 18 triệu đồng/lượng.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết: “Từ 2014 đến nay, Ngân hàng Nhà nước không đưa thêm vàng ra thị trường, nên vàng miếng SJC trong lưu thông thậm chí còn được chuyển hóa sang vàng nguyên liệu để phục vụ cho sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.

Các loại vàng trang sức mỹ nghệ này còn được đem xuất khẩu. Ngoài ra, do nguồn cung bị giảm, giá vàng thế giới tăng cao, các doanh nghiệp phải phòng thủ, dự trữ vàng do không biết giá vàng thế giới biến động như thế nào. Việc mua nguyên liệu giá cao thì sẽ phải bán cao hơn”. Xem thêm...

Du lịch đặc trưng TPHCM: Thúc đẩy tiềm năng, tăng nhanh lượng khách

Sản phẩm du lịch ngay tại địa phương là hướng phát triển của ngành du lịch TPHCM trong năm 2023. Phát huy được thế mạnh của địa phương, doanh nghiệp và điểm đến dễ dàng thu hút du khách, đặc biệt là những luồng khách quốc tế tiềm năng. Video: Thanh Chân - Ngọc Lê

Sau mở cửa, khách Trung Quốc có thể đóng góp 2,8 tỉ USD cho du lịch Việt Nam

Sau những trở ngại lớn nhất đối với thị trường Trung Quốc qua đi, mùa nghỉ hè được kỳ vọng sẽ là cao điểm du lịch phục hồi sau 3 năm nhu cầu dồn nén.

Trung Quốc đã hủy bỏ hầu hết chính sách Zero-COVID, đặc biệt là quy định cách ly bắt buộc đối với khách đến và giới hạn về số lượng khách vận chuyển bằng đường hàng không đi/đến quốc gia này.

Khách quốc tế Trung Quốc chiếm khoảng 32% khách quốc tế đến Việt Nam qua đường hàng không. Ảnh: Chân Phúc
Khách quốc tế Trung Quốc chiếm khoảng 32% khách quốc tế đến Việt Nam qua đường hàng không. Ảnh: Chân Phúc

Đây là bước tiến quan trọng đối với chính sách nghiêm ngặt của nước này trong 3 năm qua và cũng sớm hơn ước tính của thị trường (trước đây là quý II/2023).

Do Trung Quốc là thị trường lớn cho du lịch đường dài và trong khu vực, giới chuyên gia ước tính việc thay đổi chính sách này sẽ tác động đến thị trường hàng không toàn cầu.

"Những trở ngại lớn nhất đối với thị trường Trung Quốc đã được giải quyết và chúng tôi ước tính mùa nghỉ hè sẽ là cao điểm phục hồi mạnh mẽ sau 3 năm nhu cầu dồn nén.

Các chuyến bay quốc tế 2024 có thể vượt qua mức 2019, đánh dấu hồi phục hoàn toàn cho ngành hàng không Việt Nam", Chứng khoán SSI cho biết. Xem thêm...

Tăng khung giá bán lẻ điện bình quân

Khung giá bán lẻ điện bình quân thay đổi với mức tối thiểu là 1.826,22 đồng và tối đa là 2.444,09 đồng một kWh.

Theo quyết định Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký ngày 3.2, khung giá bán lẻ điện bình quân (chưa gồm thuế VAT) tối thiểu là 1.826,22 đồng một kWh và giá tối đa là 2.444,09 đồng một kWh.

So với mức khung cũ được quy định tại Quyết định 34/2017, giá tối thiểu tăng 220 đồng, giá tối đa tăng 538 đồng một kWh.

EVN lo lỗ đậm trong năm 2023 nếu không có phương án tăng giá điện. Ảnh: Cường Ngô
EVN lo lỗ đậm trong năm 2023 nếu không có phương án tăng giá điện. Ảnh: Cường Ngô

Việc điều chỉnh khung này chưa làm thay đổi ngay giá điện bán lẻ sinh hoạt và sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, khung giá bán lẻ điện bình quân là mức sàn và trần để Chính phủ quy định cứng giá bán lẻ điện bình quân. Khung này cùng với kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện 2022 sẽ là cơ sở để Bộ Công Thương ra quyết định về giá bán lẻ điện bình quân sẽ áp dụng năm nay.

Bộ Công Thương cũng vừa có văn bản gửi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), yêu cầu khẩn trương hoàn thành xây dựng phương án giá bán lẻ điện bình quân năm 2023. Xem thêm...

Khương Duy
TIN LIÊN QUAN

Tăng khung giá bán lẻ điện bình quân

Cường Ngô |

Khung giá bán lẻ điện bình quân thay đổi với mức tối thiểu là 1.826,22 đồng và tối đa là 2.444,09 đồng một kWh.

Áp lực chốt lời, giá vàng chạm đáy 3 tuần

Trà My |

Giá vàng thế giới và giá dầu thô đồng loạt lao dốc sau báo cáo việc làm của Mỹ được công bố.

Kinh tế 24h: Giá vàng sắp biến động mạnh, kinh doanh xăng dầu vẫn gặp khó

Khương Duy |

Giá vàng sắp biến động mạnh; Doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu kêu trong thế kẹt, bị triệt tiêu kinh doanh; Không để giá xăng tăng ảnh hưởng giá hàng hoá... là những tin tức kinh tế đáng chú ý 24h qua.

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.

Sắp triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương

Xuyên Đông |

Ngày 20.9, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, sẽ triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương trong năm 2025.

Lào Cai phạt quán ăn tăng giá bất thường mùa mưa lũ

Đinh Đại |

Lực lượng chức năng tỉnh Lào Cai đã tiến hành lập biên bản và xử phạt cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại huyện Bảo Thắng.

Trường sạt lở nghiêm trọng, hàng trăm học sinh Thanh Hóa nghỉ học

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Do ảnh hưởng của mưa bão, một trường học đang xây dựng thì bị sạt lở nghiêm trọng. Ngay sau đó, ngành chức năng đã cho toàn bộ học sinh nghỉ học.