Giá vàng rơi thẳng đứng
Giá vàng rơi thủng đáy 8,5 tháng sau khi báo cáo lạm phát của Hoa Kỳ tăng nóng. Điều này đồng nghĩa với việc Fed sẽ giữ lập trường tích cực trong việc thắt chặt chính sách tiền tệ.
Giá vàng không thể ngóc đầu khi dòng tiền ồ ạt đổ vào mua USD như một kênh trú ẩn khi “cơn bão” lạm phát quét qua. Câu hỏi lúc này là liệu lạm phát đã tăng đạt đỉnh chưa? Giới đầu tư đang nỗ lực tìm kiếm dấu hiệu này vì điều này đồng nghĩa với việc Fed sẽ bớt mạnh tay trong các đợt tăng lãi suất tương lai.
Vì sao giá dầu thủng mốc 100 USD/thùng?
Giá dầu thế giới lao dốc mạnh. Giá dầu WTI tụt xuống còn 95 USD/thùng. Giá dầu Brent thủng mốc 100 USD/thùng, đây là giá thấp nhất trong vòng 3 tháng.
Các nhà phân tích nhận định nguyên nhân chính đẩy giá dầu lao dốc là do đồng đô la Mỹ tăng cao. Giới đầu tư lo ngại nhu cầu sụt giảm khi các ca COVID-19 ngày càng gia tăng ở Trung Quốc. Hiện Trung Quốc đang là nhà nhập khẩu dầu hàng đầu thế giới.
Ngân hàng Citi dự báo, giá dầu có thể giảm xuống 65 USD/thùng nếu kinh tế rơi vào suy thoái.
Thị trường chứng khoán rớt thảm toàn cầu
Chứng khoán thế giới giao dịch ảm đạm trong bối cảnh giá dầu và lợi suất trái phiếu giảm mạnh. Giới đầu tư lo lắng về triển vọng Fed sẽ mạnh tay thắt chặt hơn nữa.
Vai trò của đồng đô la như một đồng tiền trú ẩn an toàn đối với các nhà đầu tư lo ngại về triển vọng kinh tế bị đè nặng.
Chỉ số STOXX 600 toàn châu Âu tăng 0,49% và chỉ số chứng khoán của MSCI trên toàn cầu giảm 0,22%.
Tại Phố Wall, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 0,16% trong khi S&P 500 mất 0,15% và Nasdaq Composite giảm 0,13%.
Chỉ số chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương của MSCI bên ngoài Nhật Bản đóng cửa thấp hơn 1,04%, trong khi Nikkei Nhật Bản mất 1,77%.
Giá USD vọt đỉnh 20 năm, Euro rớt xuống ngang bằng USD
Giá USD chạm mức cao nhất trong hai thập kỷ so với nhiều loại tiền tệ. Đồng Euro chìm xuống mức ngang bằng với đồng USD.
Đồng Euro bị tác động tiêu cực từ việc của giá khí đốt tự nhiên tăng vọt. Cuộc chiến ở Ukraine khiến nguồn cung khí đốt bị hạn chế. Thêm vào đó, Ngân hàng Trung ương châu Âu đang chậm chân so với các Ngân hàng trung ương khác trong việc tăng lãi suất.
Đồng Yên Nhật rơi gần mức thấp nhất trong hơn hai thập kỷ.
Tâm điểm chú ý của thị trường tập trung vào dữ liệu kinh tế, bao gồm lạm phát tiêu dùng của Hoa Kỳ và bình luận từ các quan chức Cục Dự trữ Liên bang trước thềm cuộc họp quan trọng trong tháng 7.
Chỉ số lạm phát cao sẽ tạo thêm áp lực buộc Fed phải đẩy mạnh tốc độ tăng lãi suất vốn đã mạnh mẽ của mình.
Chi phí năng lượng tăng cao ở châu Âu cũng là một nỗi lo lớn khi đường ống dẫn khí đốt tự nhiên lớn nhất của Nga đến Đức đã đi vào giai đoạn bảo trì kéo dài 10 ngày. Các nhà đầu tư lo ngại việc đóng cửa có thể được kéo dài vì cuộc chiến ở Ukraine. Điều này hạn chế nguồn cung cấp khí đốt của châu Âu hơn nữa và đẩy nền kinh tế khu vực đồng Euro đang gặp khó khăn vào suy thoái.
Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm giảm 3,1 điểm xuống 2,960% khi các nhà đầu tư mua trái phiếu kho bạc để trú ẩn an toàn trong bối cảnh Phố Wall bán tháo.
Lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn hai năm (vốn thường chuyển động theo kỳ vọng lãi suất) đã giảm 3,1 điểm cơ bản xuống 3,039%.
Giá Bitcoin đỏ loè
Vốn hóa thị trường tiền số đã mất hơn 2.000 tỉ USD so với mức đỉnh hồi tháng 11.2021. Bitcoin sau khi phục hồi nhẹ cuối tuần trước thì nay tiếp tục rơi xuống vùng giá dưới 20.000 USD, giảm hơn 70% so với đỉnh tháng 11 năm ngoái.
Các chuyên gia tài chính trên Wall Street thậm chí còn đưa ra dự báo bi quan cho tương lai đồng Bitcoin sẽ rớt thảm xuống mốc 10.000 USD.
Giá Bitcoin hiện tụt xuống còn 19.089 USD/BTC. Giá ETH tụt xuống còn 1021 USD/ETH.
Bitcoin từng được kỳ vọng là “vàng điện tử”, và là công cụ chống lạm phát,. Nhưng những diễn biến gần đây cho tiền điện tử lao dốc cùng thị trường chứng khoán suốt thời gian qua. Báo cáo mới đây của Bank of America (cho rằng Bitcoin không hoạt động như một công cụ phòng ngừa lạm phát mà chỉ giao dịch như một tài sản rủi ro.